Nguyên nhân gây cảm lạnh
Có 4 nguyên nhân chính gây ra cảm lạnh:
1. Đổ mồ hôi quá mức: Khi đổ mồ hôi nhiều, quần áo của bạn thường bị ướt. Và điều này làm cho cơ thể bạn ẩm ướt trong thời gian dài, từ đó dễ dẫn đến cảm lạnh rất nhanh. Lúc này, bạn cần lấy khăn lau khô cơ thể và thay quần áo mới.
2. Say nắng: Đôi khi bạn đi ngoài trời nắng gắt quá lâu dẫn đến quá sức chịu đựng của cơ thể. Ở ngoài nắng gắt lâu là nguyên nhân khiến bạn dễ bị sốt và ớn lạnh.
3. Nóng lạnh đột ngột: Bạn đi ngoài nắng, rồi vào phòng máy lạnh ngay khiến cơ thể tiếp xúc với môi trường thay đổi đột ngột. Nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể không có thời gian để điểu chỉnh thân nhiệt, nên nguy cơ nhiễm lạnh là khó tránh khỏi.
4. Uống nước đá, nước lạnh: Cơ thể bạn cảm thấy nóng nhưng cổ họng vẫn dễ bị thương tổn trước những đồ ăn, thức uống lạnh. Hãy hạn chế uống nước đá hoặc đồ ăn lạnh nếu bạn có nguy cơ viêm họng cao.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y
Khi đã bị cảm lạnh thì cần có sự chăm sóc tốt, ăn tăng cường chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể, ăn nhiều hoa quả tươi để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Và một số cách trị cảm lạnh dân gian cực hay sau:
1. Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.
Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn không bén đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.
Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.
2. Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).
Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Chú ý: Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi quá 15 phút thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng. Không nên ham xông nhiều để cho thoát nhiều mồ hôi, vì như thế thì cơ thể sẽ mất một lúc lượng dịch lớn gây mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.
3. Cháo giải cảm: Một bát cháo nóng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Theo BS. Thu Hương/SKĐS, đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
Theo SKĐS
Các tin tức khác
- 6 công dụng lạ mà hay của vỏ cam (16/09/2014 6:22)
- Thực phẩm chống nhiễm trùng (15/09/2014 10:15)
- Thực phẩm và thuốc kị nhau (12/09/2014 9:46)
- Khói hương nguy hiểm như khói thuốc lá (10/09/2014 9:51)
- Ăn chay và sức khoẻ - bạn có thể tự trừ bệnh ung thư ( 8/09/2014 9:01)
- Bảo vệ gan bằng các liệu pháp đơn giản ( 5/09/2014 9:52)
- Năm cách có được giấc ngủ ngon ( 2/09/2014 5:57)
- Thức uống có ga hủy hoại cơ thể bạn như thế nào? ( 1/09/2014 3:40)
- Một cách uống nước sai gây ung thư quá nhiều người mắc phải (31/08/2014 3:13)
- 3 loại thực phẩm tuyệt vời giúp giải độc cơ thể (29/08/2014 11:36)