Ngoài ra, hiện 1/3 dân số trưởng thành của Hoa Kỳ bị thừa cân béo phì. Tiểu đường trở thành nhân tố lớn nhất “ngốn” ngân sách quốc gia cho chăm sóc y khoa.
Thừa cân, béo phì được xem là nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân của hầu hết các bệnh tim mạch và ung thư. Tuy vậy, có thể thay đổi được tình hình này vì tiểu đường và béo phì hoàn toàn có thể được ngăn chặn hoặc điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng và những thay đổi tích cực trong lối sống.
Nguyên nhân gây ra béo phì và tiểu đường ở Hoa Kỳ là do tiêu thụ đường và tinh bột quá nhiều. Cụ thể, theo tính toán, một người trung bình tiêu thụ khoảng 69 kg đường (152 pound), và 66 kg tinh bột (146 pound) mỗi năm.
Béo phì tăng nguy cơ đái tháo đường - nguồn cơn của các bệnh tim mạch, ung thư
Bác sĩ Mark Hyman, chuyên gia về tiểu đường đã chia sẻ với tờ Huffington Post những bước đơn giản để giúp chống béo phì và nguy cơ tiểu đường, như sau:
1 - Giảm đường
Đường làm tăng mức insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Insulin cao gây ra huyết áp cao, làm tăng nguy cơ tiểu đường và làm suy nhược tinh thần. Điều quan trọng nhất trong giảm béo phì và giảm tiểu đường tuýp 2 là giảm các nguồn đường dưới mọi hình thức.
2 - Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm tự nhiên, không qua chế biến công nghiệp giúp cân bằng đường huyết, giảm viêm nhiễm và stress, cải thiện sự giải độc gan. Hãy chọn đa dạng các loại rau củ quả nhiều màu sắc, các thực phẩm giàu omega-3, dầu ô liu, các cây họ đậu, đậu hạt và các loại hạt.
Các thực phẩm này thúc đẩy trao đổi chất, cải thiện tình trạng kháng insulin, làm chậm quá trình lão hóa và các bệnh liên quan đến tuổi tác như tim mạch và tiểu đường.
3 - Chú trọng đến dinh dưỡng
Các dưỡng chất bổ sung có thể làm tế bào trở nên nhạy cảm với insulin, giúp chuyển hóa đường và chất béo tốt hơn. Hãy kết hợp chế độ ăn khoa học và thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt để giúp cơ thể cân bằng đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường. Nên có chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, bổ sung thêm omega-3, vitamin D, chất xơ.
4 - Thể dục thể thao
Mỗi ngày nên tập thể dục khoảng 30 phút vì thể dục giúp cân bằng đường huyết, làm giảm mức đường huyết cao.
5 - Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng đều ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm tăng đường huyết và cảm giác thèm ăn. Các chuyên gia khuyên nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
6 - Kiểm soát stress
Stress làm tăng insulin, cortisol và các hợp chất gây viêm nhiễm có tên là cytokines, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng trao đổi chất, tăng cân, kháng insulin và thậm chí là tiểu đường tuýp 2. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy sự liên hệ giữa stress và tăng cân, bất ổn tâm lý, đường huyết không ổn định. Do vậy, kiểm soát stress là yếu tố quan trọng trong kiểm soát béo phì và tiểu đường.
Dù không thể tránh khỏi stress nhưng có thể kiểm soát được stress. Thiền, thực hành chú trọng hơi thở, yoga, mát-xa, cười,… là những cách giúp kiểm soát stress và cải thiện tiểu đường tuýp 2.
Các tin tức khác
- Những điều bạn cần biết về vitamin D (27/01/2015 7:20)
- 10 loại vitamin cần bổ sung mỗi ngày (25/01/2015 3:36)
- Cách chọn miến, mộc nhĩ, nấm hương ngày Tết (24/01/2015 1:17)
- Tê chân tay mùa lạnh chứng bệnh chớ nên coi thường (22/01/2015 4:34)
- Sáu công dụng trị bệnh của nghệ (20/01/2015 11:33)
- Điện thoại di động và sóng wifi có gây ung thư không? (18/01/2015 3:44)
- Phương pháp uống nước đẩy lùi ung thư (15/01/2015 12:53)
- Thói quen sai lầm khi uống nước kiểu gì bạn cũng mắc (14/01/2015 12:53)
- Lợi ích của trái mận, bạn đã biết? (13/01/2015 5:16)
- Tuổi trẻ ăn chay (11/01/2015 1:55)