Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 12,7 triệu người mới mắc bệnh ung thư và trên 7,6 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm có 150.000 người mắc và trên 75.0000 người tử vong.
Ung thư là gì?
Các tế bào cơ thể phát triển, phân chia để tạo ra tế bào mới, và chết một cách trật tự. Tuy nhiên các tế bào ung thư thì khác. Thay vì sắp chết, các tế bào ung thư tiếp tục phát triển tạo thành các tế bào bất thường mới và không có chức năng gì. Các tế bào này sinh sôi nảy nở ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể và xâm nhập các mô lân cận.
Mặt khác tế bào ung thư thường đi đến các bộ phận khác của cơ thể - nơi có thể phát triển và hình thành các khối u mới - thông qua đường máu hoặc bạch huyết. Quá trình này được gọi là di căn. Người bị bệnh ung thư chết vì khối u phát triển mạnh làm tê liệt cơ quan và ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, cơ thể suy kiệt, đau đớn, bất lực trước các bệnh tật khác.
Nguyên nhân gây ung thư
5-10% ung thư là do di truyền. 90-95% các trường hợp bệnh ung thư bởi các yếu tố môi trường.
- Hút thuốc gây 90% ung thư phổi. Nó cũng gây ra ung thư ở thanh quản, đầu, cổ, dạ dày, bàng quang, thận, thực quản và tuyến tụy.
- Tiêu thụ quá mức các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu có nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ăn quá mặn, các loại thịt xông khói, thịt nguội dễ bị ung thư dạ dày.
- Ít hoạt động thể chất, thừa cân, béo phì làm cơ thể sản xuất nhiều estrogen kích hoạt ung thư. Thể dục làm giảm cân dư thừa, điều hòa hormone và nâng cao miễn dịch. Trọng lượng cơ thể quá mức có mối liên hệ với nguy cơ phát triển ung thư vú phụ nữ sau khi mãn kinh.
- Sử dụng rượu quá mức gây ung thư gan và đường tiêu hóa.
- Hầu hết các bệnh ung thư da là kết quả trực tiếp tiếp xúc với các tia UV trong ánh sáng mặt trời
- Bức xạ gồm tia x, tia gamma, tia cực tím... tác nhân gây ung thư tuyến giáp và tủy xương.
- Virus và vi khuẩn: Virus HPV và ung thư cổ tử cung, virus viêm gan B và C có thể gây ung thư gan, virus Epstein-Barr gây ung thư hạch, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hpylori) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Phòng ngừa ung thư
Do 90-95% các trường hợp bệnh ung thư là do các yếu tố môi trường nên việc phòng ngừa ung thư rất quan trọng.
- Tránh hút thuốc và khói thuốc lá.
- Giảm tiêu thụ rượu.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
- Tránh thừa cân.
- Ngủ đủ giấc.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:
- Ăn nhiều rau tươi và trái cây, hạt, củ, đậu.
- Uống nhiều nước lọc để kích hoạt miễn dịch và thanh lọc cơ thể.
- Nên dùng cá, thịt gà, Hạn chế các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), thịt xông khói, thịt nguội.
- Không ăn thức ăn chế biến quá nóng, quá cháy khét.
- Ăn ít béo, ít đường, ít mặn.
- Vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Chủng ngừa giảm nguy cơ ung thư như văcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung, các văcxin viêm gan B phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.
Nguồn: vnexpress.net
Các tin tức khác
- Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh ( 3/03/2015 2:00)
- Bánh ngô hấp chay cho ngày Rằm ( 1/03/2015 3:51)
- Giật mình những thực phẩm ăn nhiều có thể bị tiểu đường (27/02/2015 6:10)
- Những loại thực phẩm mang may mắn cho năm mới (24/02/2015 1:06)
- Món ăn, bài thuốc từ đậu tương (23/02/2015 1:03)
- Giải độc cơ thể bằng trà, gừng, chanh (21/02/2015 1:30)
- Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu ngày Tết (19/02/2015 9:34)
- Thuốc dân gian trị chứng đầy bụng ngày Tết (19/02/2015 9:31)
- Bất ngờ trước công dụng trị bách bệnh của quả phật thủ (18/02/2015 1:30)
- 9 thực phẩm cung cấp canxi tự nhiên (13/02/2015 1:11)