Viện Chuyên Tu tổ chức ngày hội gói bánh tét

8/02/2013 1:00
Ngày 6 tháng 2 năm 2013 (nhằm ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thìn), tại Viện Chuyên Tu mới xã Lộc An, Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức ngày hội gói bánh tét, bánh chưng nhằm ôn lại truyền thống văn hóa của người con Việt.

Từ xa xưa bánh chưng, bánh tét đã gắn liền với dân tộc Việt, nhất là trong ngày giỗ, ngày tết. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, tết đến trên bàn thờ gia tiên của người Việt luôn được sắp vài ba đòn bánh tét để cúng tổ tiên, ông bà. Không ngoài lý do đó, Thầy Trụ trì Viện Chuyên Tu muốn khơi lại nét đẹp của dân tộc mà hầu như đa phần dân ta đã quên lãng bởi nhiều lý do như phải chật vật vì cơm, áo, gạo, tiền, nên quên đi truyền thống này.

Trong không khí an lành của bầu trời xuân, hòa quyện vào những tấm lòng vui tươi, thanh thản đã tạo nên bức tranh tuyệt đẹp nơi mãnh đất còn hoan sơ này. Ngay từ sáng ngày 5 tháng 2 (nhằm ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thìn), có đông đảo quý Phật tử các nơi đã vân tập về chùa. Mỗi người một việc: người ngâm gạo, người vớt đậu, người lau lá… mãi đến 24h00, thầy Trụ trì cùng quý Phật tử bắt tay vào gói bánh. Trong đêm thanh vắng của khu vườn chùa thanh tịnh đã thi thoảng nức mùi thơm của nếp, đậu, chuối,… mùi của cỏ cây hoa lá hòa quyện vào niềm hân hoan của quý Phật tử khi được tham gia gói bánh.

Chúng tôi có hỏi một vị Phật tử về bí quyết và kinh nghiệm làm bánh như thế nào là tốt nhất và để được lâu hơn trong dịp xuân về. Phật tử chia sẻ, theo kinh nghiệm của con nếu khi làm bánh tét hoặc bánh chưng muốn để lâu hư, tốt nhất chúng ta nên mua đậu xanh còn vỏ đã cán ra làm hai, sau đó ngâm nước và bốc vỏ không cần luộc đậu vì khi nấu bánh tất nhiên đậu sẽ chín theo. Còn “nếp ta” thì ngâm qua đêm và gút cho ráo, cộng với một ít muối khi gói bánh tét, còn bánh chưng thì không cần muối. Nếu muốn bánh có màu xanh nên lấy nước lá dứa cho vào thì bánh sẽ đẹp và bảo đảm sức khỏe khi dùng.

Chúng ta nên hạn chế việc xào nhưng và hấp nếp vì thế bánh sẽ nhanh hư cộng với các vật liệu khác như: dầu, mỡ, dừa… Dĩ nhiên có các chất này vào sẽ làm cho bánh ngon hơn nhưng ngược lại bánh sẽ nhanh hư.

Thiết nghĩ, truyền thống văn hóa Việt Nam ngàn xưa do ông cha ta để lại. Là người kế thừa những di sản văn hóa nấu bánh chưng bánh tét nhân dịp tết đến, chúng ta nên duy trì và phát triển để cho các hàng con cháu về sau noi theo và gìn giữ./.

Một số hình ảnh ghi nhận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo PTVN

Các tin tức khác

Back to top