Đạm động vật – mối họa cho nhân loại

16/05/2016 11:36
Chất đạm được tạo thành bởi những chuỗi xoắn dài các amoni-acids. Có 20 loại amoni-acids khác nhau trong cơ thể con người và có trong cả thực vật lẫn động vật. Trong số 20 loại amoni-acids này, cơ thể chúng ta tự tạo ra 11 loại, 9 loại còn lại được lấy từ bên ngoài qua việc hấp thu chất đạm.

Tất cả chất đạm như thịt, sữa bò, trứng gà, ngũ cốc, đậu, hạt đều chứa các loại chất đạm cần thiết này. Mặc dù một số loại thực vật không chứa đầy đủ các loại chất đạm, nhưng những người ăn chay ăn nhiều loại rau đậu khác nhau, do đó họ vẫn có đầy đủ chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Tác hại của chăn nuôi động vật

Hủy hoại và lãng phí tài nguyên

Ăn thịt làm tiêu hao lượng tài nguyên không thể hồi phục. Mỗi nửa ký thịt bò cần dùng 9463 lít nước, so với chỉ 110 lít nước để sản xuất nửa ký cà chua và 526 lít nước cho nửa ký bánh mỳ nguyên chất. Một nửa lượng nước, 80% diện tích đất ruộng tại Hoa Kỳ, hầu hết số lượng đậu nành và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được trồng để nuôi thú vật lấy thịt.

Trong khi đó, 1 tỷ người đang bị nạn đói và thiếu dinh dưỡng. 24000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên những đồng lúa dùng để sản xuất thức ăn gia súc của các nước Tây phương. Nạn đói trên thế giới sẽ được xóa bỏ nếu những nguồn tài nguyên quý giá của chúng ta được sử dụng hữu hiệu, bằng cách sử dụng đất đai để trồng trọt cho con người thay vì sản xuất thức ăn gia súc.

Ngành chăn nuôi gia súc hiện nay sử dụng tới 70% lượng nước ngọt dành cho con người. Khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng, nước ngọt cho nhu cầu sản xuất lẫn sinh hoạt sẽ cạn kiệt. Các quốc gia giàu có nhưng thiếu nước ngọt như Ả Rập Saudi, Libia, các nước vùng vịnh Persja hay CH Nam Phi nhận thấy họ cần sản xuất thực phẩm tại những quốc gia nghèo hơn để bảo vệ dự trữ nước ngọt của chính mình.

Việc chặt phá rừng trên quy mô toàn cầu kéo dài hơn 30 năm không chỉ nhằm mục đích khai thác gỗ mà chủ yếu là để lấy diện tích chăn nuôi bò, trồng đậu nành và trồng cọ lấy dầu.

Trong bản chương trình “Thực phẩm của chúng ta sống bằng gì?” mới nhất của mình, tổ chức môi trường Friends of the Earth đánh giá mỗi năm thế giới tàn phá khoảng 6 triệu hecta rừng (tương đương diện tích nước Litva) vì mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Có thịt, không có nhân tính

Bạn có biết rằng có 130 triệu động vật bị giết mỗi năm tại New Zealand? Hầu hết gia súc được nuôi trong nông xưởng chăn nuôi, một hệ thống được thiết kế để đạt sản lượng tối đa với mức chi phí tối thiểu. Kết quả là gia súc phải chịu sự thống khổ khủng khiếp cả về tinh thần lẫn thể xác từng giây trong cuộc sống. Chúng bị ép vào những phòng dơ bẩn không cửa sổ, sẽ không bao giờ nuôi con, không được chạy tự do trên đất, hay làm bất cứ việc gì tự nhiên đối với chúng. Chúng thậm chí sẽ không cảm nhận được ánh nắng mặt trời trên lưng, hít thở không khí trong lành, cho đến ngày được đưa lên xe tải chuyển đến lò sát sinh. Con vật vẫn còn tỉnh khi bị cắt cổ, để máu chảy cho đến chết.

Các nông gia thường để gà bị đói trong nửa tháng, kích thích cho cơ thể chúng đẻ nhiều trứng hơn để con người tiêu thụ. Gà trống không có giá trị trong công nghệ thịt nên mỗi năm có hàng trăm triệu con gà trống bị nghiền nát khi vẫn còn sống, hoặc bị bỏ vào túi rác cho thở chết. Thêm vào đó, tại lò sát sinh, gà bị cắt cổ và bị nhúng vào nước sôi để nhổ lông khi vẫn còn sống.

Bò sữa liên tục bị ép sinh con và bò con bị bắt mang đi để con người có thể uống sữa lẽ ra dành cho bò con. Bò mẹ bị gắn vào máy mỗi ngày vài lần. Với những kỹ thuật di truyền học, kích thích tố cực mạnh và sự vắt sữa tập trung, chúng bị bắt buộc sản xuất gấp 10 lần số lượng sữa bình thường, khiến bầu vú vị sung đau vô cùng. Khoảng 50% số bò sữa bị tình trạng này.

Thậm chí ngày nay, để đánh dấu bò, nông gia ấn sắt nóng đỏ vào da thịt bò, trong khi chúng rống lên vì đau đớn. Kết quả là chúng bị phỏng nặng và dịch hoàn của bê con bị xé ra khỏi hạ bộ mà không có thuốc giảm đau. Thêm vào đó, những vùng đất để súc vật ăn cỏ tràn ngập những chất hóa học trong không khí và khí độc này tạo nên bệnh đường phổi kinh niên, khiến chúng ta hít thở rất đau đớn.

Những hoạt động bất hợp pháp nếu đối xử với vật nuôi trong nhà như bị bỏ lơ, cắt xẻo thân thể, lạm dụng tính di truyền hoặc dùng thuốc tạo nên sự đau đớn kinh niên và tàn tật, cũng như bị giết hại một cách khủng khiếp… không hề bị pháp luật ngăn cấm đối với súc vật trong các trại chăn nuôi. Robert Louis Stevenson, nhà văn và nhà thơ, đã phát biểu: “Chúng ta ăn thịt những động vật có ý thức, tình cảm và cấu tạo cơ thể giống như chính mình”.

Điều này đã được chứng minh qua những bài tường trình về những trường hợp bò nhảy qua hàng rào cao gần 2m để trốn thoát khỏi lò sát sinh, đi lang thang hàng chục mét để tìm bê con và bơi qua sông tìm tự do. Heo cũng là loài vật rất hiểu biết, theo sự khám phá của tiến sĩ Donald Broom, cố vấn khoa học cho chính quyền Anh – “Loài heo có khả năng ý thức rất cao, hơn cả chó và chắc chắn hơn một đứa trẻ 3 tuổi”.

Nhiều người tranh luận rằng, động vật cũng có sự sống. Điều này đúng nhưng thực vật chỉ có 10% ý thức trong khi động vật có ý thức tương đương với loài người. Thực vật không có cảm giác đau đớn, vì vậy, thực vật hoàn toàn khác với động vật về mặt thể chất. Nếu chúng ta cắt một cành lá từ thân cây, nó sẽ nảy nở và mọc trở lại. Ngược lại, động vật không thể bị cắt tỉa. Làm gì có chuyện cắt bỏ một chân con bò rồi mong nó sẽ mọc thêm bốn chân nữa?

Chỉ cần một lần tận mắt chứng kiến hoạt động trong lò sát sinh sẽ khiến bạn quyết định ăn chay suốt đời. Bởi vì chính chúng ta đã tạo nên nỗi thống khổ và sợ hãi của thú vật.

 

Trích sách “Cẩm nang ăn chay và những điều cần biết”

Các tin tức khác

Back to top