3 giai đoạn, 5 sai lầm cần nắm vững khi bắt đầu trồng rau thùng xốp

29/07/2016 12:57
Trong suốt 5 năm làm nông dân phố, anh Quang Huy (Đà Nẵng) đã đúc rút được cho mình khá nhiều kinh nghiệm.

Dù công việc khá bận rộn, nhưng anh Huy vẫn luôn dành thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để chăm vườn rau đa dạng chủng loại trên sân thượng của mình cho vợ, cho con. Với anh, mỗi ngày chăm rau là một ngày vui khi không chỉ có thể đảm bảo sức khỏe cho cả nhà mà còn là cách hay để thư giãn. 

Suốt 5 năm qua, từ một chàng trai nhà nước, anh đã dần dần trở thành một nông dân phố lão luyện và đúc rút được nhiều bài học quý giá.

Ba giai đoạn trở thành "nông dân" giỏi

- Giai đoạn 1: Trồng rau mầm

Trước tiên, làm quen dần việc trồng rau tại nhà bằng cách thực hành trồng rau mầm. Đây là hình thức trồng rau khá đơn giản. Không chỉ dễ thực hiện, tốn ít công sức, trồng rau mầm rất nhanh cho thu hoạch sản phẩm sạch, tạo cho bạn cảm thấy hưng phấn để thực hiện các bước tiếp theo.

3 giai doan 5 sai lam can nam vung khi bat dau trong rau thung xop

- Giai đoạn 2: Trồng rau ăn lá

Ban đầu nên chọn các loại rau ăn lá phổ biến như rau muống, rau cải, xà lách, rau dền, mồng tơi…Mọi người có thể trồng luân phiên từng loại hạt giống để rút kinh nghiệm. Thời gian sinh trưởng của các loại rau trên tối thiểu từ 40-50 ngày bắt đầu có thu hoạch. Mỗi khi nhìn thấy hạt giống nẩy mầm hay từng chiếc lá rau lớn dần các bạn sẽ cảm nhận được công sức mà mình đã bỏ ra, sau cùng là nguồn rau sạch an toàn cho mọi người thân trong gia đình.

3 giai doan 5 sai lam can nam vung khi bat dau trong rau thung xop 1

Việc chăm sóc vườn rau hàng ngày sẽ tạo thói quen quan tâm đến tình hình phát triển của những cây rau: tình hình sâu bệnh, các bón phân, cách tưới rau,....Sau khi hình thành dần các thói quen, đồng thời đã có kinh nghiệm chăm sóc các loại rau, thì trồng thêm các loại rau thơm rau gia vị …để bổ sung cho vườn rau tại nhà.

3 giai doan 5 sai lam can nam vung khi bat dau trong rau thung xop 2

- Giai đoạn 3: Trồng rau ăn quả hay cây ăn trái

Sau thời gian từ 3 - 6 tháng trồng rau, lúc này các bạn đã trở thành chuyên gia trồng rau tại nhà. Khi đã quen với việc trồng rau tại nhà thì các bạn sẽ quan tâm đến cách trồng các loại rau củ quả khác như: cà chua, dưa leo, khổ qua, bầu bí…. Mọi người có thể mua sẵn các loại cây con này. 

Những sai lầm thường gặp khi trồng rau tại nhà

- Rau trồng quá dày

Đối với những người mới bắt đầu trồng rau sạch tại nhà, việc trồng hạt giống rau quá dày, nhiều loại rau trên một luống, chậu trồng rau là điều khó tránh khỏi. Trồng quá dày hạn chế không gian, giảm khả năng quang hợp ánh sáng của cây, nguồn dinh dưỡng trở nên hạn hẹp hơn. Tất cả khiến cây trồng không phát triển tốt, ra quả không đúng hạn hoặc còi cọc.

Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên bắt đầu với một khu vườn nhỏ cùng một vài loại rau bạn thích nhất. Bạn có thể lựa chọn các loại hạt giống như : cà chua, húng quế, đậu xanh, đậu Hà Lan hoặc cà rốt, củ cải, hành xanh, cải xoăn và một số loại rau lá xanh khác khi mới bắt đầu. Bỏ qua tất cả những loại hạt giống bạn không thích.

3 giai doan 5 sai lam can nam vung khi bat dau trong rau thung xop 3

Hãy kiên nhẫn để có được thành công đầu tiên. Một vườn rau xanh tốt trước khi bước vào xây dựng một khu vườn rộng hơn với nhiều kinh nghiệm mà bạn thu được là động lực để thành công.

- Chọn sai giống

Mỗi loại hạt giống thích hợp với một mùa khác nhau, điều kiện sống, khoảng thời gian sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Vì vậy, trước khi gieo hạt giống, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn ghi trên bao bì hạt giống hoặc tham khảo thời gian trồng, phương pháp trồng cho thích hợp.

- Trồng quá sớm

Trồng quá sớm là sai lầm khá phổ biến khi bắt đầu một vườn rau đầu tiên và nó luôn dẫn đến lãng phí công sức và thất vọng. Trồng quá sớm, không đúng vụ thời điểm khiến cho hạt giống bị khô héo, chết trong lạnh mà không nảy mầm được. Hoặc hạt giống nảy mầm được nhưng điều kiện thời tiết ngăn chặn khả năng phát triển của cây.

- Sử dụng đất nghèo dinh dưỡng

Chuẩn bị đất không đủ dinh dưỡng cũng là một sai lầm phố biến đối với người bắt đầu trồng rau tại nhà. Cho dù bạn lựa chọn bất cứ loại đất dinh dưỡng tribat cung cấp trên thị trường hoặc đất tự nhiên thì đều cần bổ sung, cải tạo thường xuyên bằng cách trộn thêm các loại phân hữu cơ, phân ủ. Các yếu tố cơ bản đảm bảo điều kiện sống của hạt giống bao gồm nồng độ dinh dưỡng, độ pH của đất, độ tơi xốp, giữ ẩm với từng loại đất khác nhau.

3 giai doan 5 sai lam can nam vung khi bat dau trong rau thung xop 4

- Càng nhiều càng không tốt

Dinh dưỡng vùa đủ giúp rau phát triển tốt và hoàn toàn sạch. Thế nhưng nó không đúng nếu như bạn nghĩ bón nhiều phân hữu cơ càng nhiều càng tốt. Rau cũng như con người, nó cần lượng dinh dưỡng vừa đủ để sinh trưởng và phát triển. Nếu bón quá nhiều phân hữu cơ, không những cây của bạn phát triển không tự nhiên, chúng có thể chết bởi nồng độ pH của đất bị thay đổi mạnh mẽ. Dinh dưỡng quá nhiều kích thích lá cây phát triển nhiều hơn, việc đậu quả, hoặc củ là điều khó có thể thực hiện với chúng.

- Không phủ gốc

Phủ gốc có nhiều tác dụng đối với cây trồng. Bạn nên phủ một lớp đất dinh dưỡng, đất hữu cơ, mùn, hoặc xơ dừa dày từ 2 – 5cm, khoảng 1 – 2 lớp là đủ. Tác dụng lớp đất phủ giúp giữ độ ẩm cho đất, giữ rễ mát, cung cấp môi trường sống cho sinh vật tạo chất dinh dưỡng, bảo vệ bề mặt đất khỏi bị khô bởi ánh nắng mặt trời, gió. Ngoài ra, việc phủ gốc giúp bạn giảm nhu cầu tưới nước tới 20% ở vùng khí hậu nóng.

 

Theo Khám Phá

Các tin tức khác

Back to top