Nha đam có lá không cuống, mọc thành vành rất sít nhau, phiến lá dày mọng nước, lá nha đam nấu chè, ăn sống, chế biến nước đóng hộp giải khát, chế thành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm dưỡng da.
Người ta cắt lá, loại bỏ lớp biểu bì, lấy hết chất nhựa và sấy nhiệt độ 50 độ hoặc ép lá lấy dịch cô cách thủy đến khô thành nhựa cục màu đen gọi lô hội... Nhiều người dân trồng lô hội hái lá nấu canh, nấu chè ăn cho mát chữa nóng nhiệt mụn nhọt táo bón bằng cách hái lá tước vỏ cứng thái lát nấu chè đậu xanh ăn.
Theo dược tính hiện đại, lô hội chứa khoảng 30-40% hợp chất dẫn chất hydroxymetylanthraquinon và các axit amin, các enzym và muối khoáng... Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính hàn. Tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt. Chủ trị táo bón, trẻ em cam tích...
Sử dụng ở liều khác nhau lô hội có những tác dụng khác nhau như: liều nhỏ (0,05 - 0,10g), lô hội tác dụng như một vị thuốc bổ giúp tiêu hóa, kích thích nhẹ niêm mạc ruột, không cho cặn bã ở lâu trong ruột... Nếu liều cao, lô hội tác dụng tẩy sổ mạnh, gây sung huyết nội tạng, nếu dùng liều quá cao (8g) có thể ngộ độc chết người...
Nha đam chế dạng kem bôi chữa bệnh vẩy nến, trứng cá, viêm da, mẩn ngứa, zona. Lá tươi làm mặt nạ chống lão hóa da, giảm nếp nhăn.
Nha đam còn chế dạng kem bôi chữa bệnh vẩy nến, trứng cá, viêm da, mẩn ngứa, zona. Lá tươi làm mặt nạ đắp lên mặt chống lão hóa bớt nếp nhăn. Gần đây, lá nha đam tươi còn dùng chữa đái tháo đường, tăng huyết áp.
Nha đam tươi người lớn mỗi lần nên sử dụng từ 2-3 lá (tương đương 20-50mg lô hội) tác dụng kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật, bớt táo bón giúp ăn ngon. Nha đam còn trồng lấy nhựa cây chế thành lô hội thường dùng chủ trị một số bệnh chứng sau:
Trị cam, sát trùng, hòa vị, chỉ tà: lô hội 40g, hạc sắt 40g, hoàng liên 40g, lôi hoàn 40g, mộc hương 40g, thanh đại 40g, thuyền thoái 20 cái, vu di 40g, xạ hương 4g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 2 - 4g.
Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: lô hội 6g nghiền nát làm thành 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần. Tác dụng: thanh nhiệt, thông lâm (lô hội thông tiện giào hoàn).
Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn: lô hội 30g, cam thảo 15g. Tán bột, dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào (lô hội tán - lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).
Trị can đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: lô hội, đại hoàng, thanh đại (thủy phi) mỗi thứ 4g, đương quy, long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, hoàng bá, hoàng liên mỗi thứ 6g, mộc hương 5,5g, xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần (đương quy lô hội hoàn - tiền ất).
Lưu ý: không dùng nha đam cho những trường hợp tắc ruột hẹp ruột, táo do mất nước, viêm loét dạ dày tá tràng, trĩ, viêm thận, phụ nữ có thai.
Lương y Minh Phúc - Theo SKĐS
Các tin tức khác
- Thực phẩm giúp tăng cường chức năng tuyến thượng thận ( 1/08/2017 2:25)
- 5 điều cần làm ngay khi gặp người tai biến mạch máu não (30/07/2017 2:38)
- Gỏi chay rong biển (28/07/2017 12:53)
- Những điều cần tránh ngay sau khi thức giấc (27/07/2017 1:53)
- Lợi ích sức khỏe của quả mận (26/07/2017 1:57)
- Tác hại khi sử dụng quá nhiều chanh (25/07/2017 1:20)
- Rau câu và những lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe (24/07/2017 1:51)
- Sống gần không gian xanh giúp tăng tuổi thọ (22/07/2017 1:59)
- 7 lợi ích bất ngờ của món mít khoái khẩu bạn thường hay ăn (21/07/2017 2:35)
- Ăn chay giúp ngăn ngừa ung thư, nhưng phải ăn đúng cách (18/07/2017 9:53)