Nặn mụn quanh mũi
Khu vực hình tam giác trên khuôn mặt được tính từ gốc mũi đến tận cùng của môi trên được gọi là “khu vực nguy hiểm của khuôn mặt” vì vùng này có tĩnh mạch thông trực tiếp với não. Đó là lý do tại sao khi nặn mụn ở khu vực này, bạn đang tự gây ra cho mình những nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương và não bộ như viêm màng não và nhiễm trùng não vì mầm bệnh trong mụn hay tay có thể dễ dàng di chuyển ngược trở lại não. Trường hợp của Xiao Mei, 10 tuổi, sống ở Quảng Châu, Trung Quốc là ví dụ điển hình. Cuối năm 2017, Xiao Mei phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng gần như mất ý thức, tăng áp lực nội sọ với chẩn đoán nhiễm trùng ở não. Theo các bác sĩ điều trị cho Xiao Mei thì nguyên nhân gây bệnh là do bàn tay của người mẹ không được vệ sinh sạch sẽ khi nặn mụn đầu đen vùng mũi cho con gái khiến cô bé bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin nặng, dẫn đến nhiễm khuẩn ở não.
Không nên nặn mụn ở vùng tam giác vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Lấy ráy tai
Ráy tai là một cơ chế tự nhiên bảo vệ sức khỏe tai - mũi - họng. Nhiệm vụ của nó là ngăn chặn bụi đất, côn trùng xâm nhập vào bên trong tai, đồng thời nó còn chứa hợp chất gốc acid giúp ngăn chặn nấm và vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm ướt bên trong tai. Do đó, nếu không có ráy tai, côn trùng, bụi bẩn dễ xâm nhập vào bên trong, đồng thời nấm cũng thừa cơ mà phát triển, gây nhiều nguy cơ với sức khỏe. Đặc biệt, có nhiều người sử dụng bất kỳ dụng cụ nào để lấy ráy tai như tăm bông, tóc, kẹp giấy, chìa khóa, bút chì… mà không biết rằng chúng không những có thể gây tổn thương tai mà còn khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt lại bên trong. Cơ thể con người rất kỳ diệu, có thể rõ khi nào ráy tai quá nhiều và có cơ chế tự đẩy ráy ra ngoài thông qua các cử động hàm khi nhai, nói chuyện, cười... Do đó, khi lấy ráy tai quá thường xuyên thì vô tình chúng ta lại kích thích cơ thể sinh ráy tai nhiều hơn nữa và càng làm tăng nguy cơ chấn thương tai cũng như gây nhiễm khuẩn cho cơ thể...
Hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa tới hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm các chất gây nghiện và chất gây độc. Người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Ăn khi không đói
Cảm giác đói là cơ chế tự nhiên của cơ thể cảnh báo rằng bạn cần phải tiếp nhiên liệu để giữ cho cơ thể hoạt động. Nhưng khi bạn bỏ qua hệ thống tự nhiên này và ăn uống khi không đói, bạn sẽ dễ dàng ăn quá nhiều, ăn không kiểm soát dẫn đến béo phì. Đây là một nguy cơ lớn với sức khỏe có thể gây ra hàng loạt vấn đề về tim mạch (tăng huyết áp, xơ hóa lòng mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim), bệnh hô hấp (rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ), bệnh lý đường tiêu hóa (gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật…), bệnh xương khớp (thoái hóa khớp, gút...). Do đó, để đảm bảo sức khỏe, tránh bị béo phì và những hậu quả của nó, bạn nên tuân theo nhịp sinh học của cơ thể với giờ ăn, giờ nghỉ hợp lý.
Vừa đi bộ vừa nhắn tin rất dễ gặp tai nạn.
Vừa đi bộ vừa nhắn tin
Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ trên vỉa hè thì điện thoại báo có tin nhắn. Bạn lấy điện thoại ra khỏi túi và đọc, đó là một thông điệp dễ thương từ bạn bè. Bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ với mức serotonin tăng cao và bạn trả lời tin nhắn một cách cực kỳ dễ thương. Vô tình bạn tham gia trao đổi tin nhắn qua lại và hầu như tâm trí đều tập trung vào cuộc trò chuyện này mà không để ý đến những vật cản trên đường đi như hòn đá hay một cái hố cho đến khi vấp phải hay ngã. Đây chỉ là một trong những nguy cơ khi bạn vừa đi vừa nhắn tin vì khi không chú ý, bạn có thể dễ dàng đi bộ vào làn đường dành cho xe cơ giới, bị nghiền nát bởi một chiếc xe hơi hoặc xe tải, hoặc thậm chí đâm sầm sập vào cột… Vì vậy, bạn không nên bị phân tâm và nếu có tin nhắn đến, hãy dừng lại đọc, trả lời và kết thúc cuộc trò chuyện trước khi tiếp tục đi.
Cãi nhau thường xuyên
Các nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng thường xuyên cãi nhau có nguy cơ tử vong do đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác cao hơn so với những cặp đôi hạnh phúc. Trong một nghiên cứu kéo dài 2 thập kỷ của Trường Đại học Northwestern cho thấy, những cuộc cãi nhau dễ khiến các ông chồng gặp vấn đề sức khỏe, đặc biệt là bệnh tim mạch. Cụ thể, 80% đàn ông có xu hướng tức giận với bạn đời xuất hiện các triệu chứng bệnh tim mạch như đau ngực, tim đập nhanh, thở dốc so với tỉ lệ 53% đàn ông bình tĩnh gặp những triệu chứng tương tự. Bên cạnh đó, những người đàn ông không thể hiện cảm xúc như hạn chế nhìn vào mắt vợ khi tranh luận dễ gặp các vấn đề về xương khớp như đau lưng, căng cơ… Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế những cuộc xung đột vợ chồng là nên đi bộ hay làm một công việc nào đó đến khi cả hai cùng “hạ hỏa” và có thể nói chuyện thẳng thắn để giải quyết vấn đề.
Lê Mỹ Giang
(Theo Boldsky.com)
Các tin tức khác
- 7 cách hiệu quả phòng ngừa cảm lạnh (17/01/2018 2:50)
- Ăn chay không thiếu chất như nhiều người nghĩ (13/01/2018 2:56)
- Thuốc gì gây độc cho gan (12/01/2018 3:38)
- Vì sao bạn dễ bị bệnh? (11/01/2018 3:51)
- Khoai lang chiên mật ong ( 6/01/2018 2:43)
- Thuốc nào gây hại dạ dày? ( 5/01/2018 2:10)
- Thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ( 4/01/2018 1:58)
- Xôi thập cẩm chay ( 3/01/2018 2:20)
- Thuốc hay từ các loài hoa ( 2/01/2018 2:47)
- 7 thói quen xấu có hại cho sức khỏe (29/12/2017 2:26)