Chất bảo quản
Chất bảo quản là một loại phụ gia được sử dụng để giúp thực phẩm không bị hư hỏng. Nitrat và nitrit được sử dụng để bảo quản các loại thịt như giăm bông và thịt xông khói, nhưng chúng cũng được biết đến với khả năng gây ra bệnh hen suyễn, buồn nôn, nôn, và đau đầu ở một số người. Ngoài ra nhiều người cũng bị dị ứng, đối với sulfite (sulfur dioxide, metabisulfites), nhóm chất thường được sử dụng để ngăn nấm hay rau hư hỏng. Sodium nitrite trong một số thực phẩm có khả năng được chuyển đổi thành axit nitrous vào cơ thể người. Thí nghiệm trên động vật cho thấy rằng axit này khiến tỉ lệ ung thư gia tăng.
Benzoic axit hay còn gọi là sodium benzoate được thêm vào bơ thực vật, các loại nước ép trái cây, và các đồ uống có ga. Nó có thể tạo ra phản ứng dị ứng nặng và tử vong ngay lập tức ở một số người.
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa ngăn chặn các loại thực phẩm béo bị hư khi tiếp xúc với oxy. BHT ( butylated hydroxytoluene ) và BHA ( butylated hydroxyanisole ) là hai trong số các chất được sử dụng rộng rãi nhất trong thực phẩm chế biến sẵn, nhưng cũng gây tranh cãi quyết liệt nhất. Một số người gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa các hóa chất này, dẫn đến suy sụp sức khỏe và các vấn đề hành vi. Chúng cũng dễ gây dị ứng, phát triển khối u và ung thư.
Mối nguy hiểm từ thực phẩm chế biến sẵn: Hầu hết các thực phẩm chế biến có chứa chất làm ngọt. Ảnh: internet
Màu thực phẩm
Mỗi năm, ngành công nghiệp thực phẩm Mỹ sử dụng 3.000 tấn màu thực phẩm. Nhiều màu có nguồn gốc từ nhựa than đá, và gần như tất cả là màu tổng hợp. Na Uy đã ban hành một lệnh cấm trên tất cả các sản phẩm có chứa nhựa than đá. Mặc dù một số thuốc nhuộm màu thực phẩm nhân tạo đã bị cấm bởi vì chúng được cho là gây ra ung thư, hầu hết các màu thực phẩm ngày nay đều là nhân tạo.
Chất làm ngọt
Hầu hết các thực phẩm chế biến có chứa chất làm ngọt, trong đó có nhiều sản phẩm thay thế đường tự nhiên, chẳng hạn như đường hoá học và aspartame. Chất làm ngọt nhân tạo có liên quan tới các vấn đề hành vi, hiếu động thái quá, và dị ứng. Bởi vì saccharin làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở động vật được thử nghiệm, tất cả các loại thực phẩm có chứa đường thay thế saccharin được yêu cầu phải có nhãn cảnh báo.
Chất nhũ hoá, ổn định, và làm đặc
Những phụ gia này làm thay đổi kết cấu của thực phẩm. Chất nhũ hoá, ví dụ, ngăn chặn các thành phần tự tách thành những đống không hấp dẫn như mayonnaise và kem.
Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chay giả mặn đều nằm trong danh sách
Một chất quen thuộc trong ngành công nghiệp thực phẩm là propylene glycol, một dung môi tổng hợp được sử dụng như là một chất chuyển thể sữa trong thực phẩm. Mặc dù nó được công nhận là độc hại cho da và các giác quan khác, và được coi là một độc tố thần kinh, người ta vẫn sử dụng nó hàng ngày khi chế biến thực phẩm.
Hương liệu
Hương vị nhân tạo liên quan đến các phản ứng dị ứng và hành vi bất ổn. MSG (bột ngọt) là thành phần gia tăng hương vị phổ biến đã gây thương tổn nghiệm trọng trên chuột trong phòng thí nghiệm. Nó đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm dành cho trẻ em, nhưng vẫn được sử dụng trong rất nhiều loại thực phẩm khác. Nó gây ra phản ứng dị ứng phổ biến bao gồm nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, trầm cảm, và tính khí thất thường.
Theo Afamily
Các tin tức khác
- Đôi mắt và chất Lutein kỳ diệu (28/06/2013 2:43)
- Mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao gấp vạn lần hóa trị (26/06/2013 2:17)
- 10 thực phẩm giúp đánh bại cơn đau (23/06/2013 4:01)
- Mẹo đơn giản chữa hóc xương cá (17/06/2013 5:43)
- Gia vị làm lành vết thương (16/06/2013 1:14)
- Kinh nghiệm chọn mua thực phẩm tránh độc (14/06/2013 9:26)
- Trị tiểu đường bằng phương pháp ăn chay (12/06/2013 10:55)
- Cây cỏ bảo vệ gan (11/06/2013 11:38)
- 10 điều không ngờ làm bạn già trước tuổi ( 5/06/2013 4:54)
- 8 nguy hại từ những cơn tức giận ( 3/06/2013 6:19)