Làm sao biết bạn đã bị “nghiện” điện thoại?

19/02/2018 2:27
Tại Hoa Kỳ, sử dụng điện thoại khi lái xe là nguyên nhân gây ra 23% số vụ đâm xe, thống kê của Morningside Recovery.

Sử dụng thiết bị di động trong các tình huống nguy hiểm như khi đang lái xe, được cho là có liên quan đến rối loạn ám ảnh bắt buộc (obsessive-compulsive disorder - OCD) hơn là bị nghiện về mặt hành vi - các nhà nghiên cứu Đại học Arkansas cho biết.

amhoa.jpg
Kiểm tra điện thoại thường xuyên - một trong dấu hiệu của nghiện điện thoại - Ảnh minh họa

Dưới đây, các chuyên gia đã chỉ ra các dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn có thể đang bị nghiện điện thoại di động: 

1 - Kiểm tra điện thoại quá thường xuyên

Nhu cầu thường xuyên kiểm tra điện thoại dù không hề có cuộc gọi đến, không có tin nhắn hay email đến có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nghiện điện thoại.

Điều này thể hiện một sự dính mắc không lành mạnh với điện thoại di động và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn. Theo một nghiên cứu của Nokia, trung bình một người kiểm tra điện thoại mỗi 6,5 phút/ lần.

2 - Sử dụng điện thoại ở nơi không phù hợp

Nói chuyện điện thoại ngay trong bàn ăn tối với gia đình có thể là dấu hiệu của nghiện điện thoại.

Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng, khi đưa cả nhà ra ngoài ăn tối thì các con ở tuổi thanh thiếu niên liên tục sử dụng điện thoại thay vì dành trọn thời gian cho bữa ăn với cả nhà. Từ đó, các chuyên gia gợi ý rằng cha mẹ nên thiết lập giới hạn giờ giấc cho phép trẻ sử dụng điện thoại và không cho trẻ cầm đến điện thoại khi trẻ sử dụng ở nơi không được phép.

Một hành vi kém vệ sinh có liên quan là nhiều người mang cả điện thoại vào nhà tắm. Việc sử dụng nhà tắm vốn là việc rất riêng tư và cá nhân, “mang theo điện thoại lúc ngồi trên bồn cầu xem ra không được kín đáo lắm”, các chuyên gia nói rõ.

3 - Các tiếp xúc trực tiếp bị thay thế bởi tương tác qua điện thoại

Bác sĩ Elizabeth Waterman, chuyên gia tâm lý học của Morningside Recovery cho biết, một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của người nghiện điện thoại chính là bỏ qua các cơ hội tương tác trực tiếp.

Các chuyên gia khuyên hãy nên “bước ra ngoài để gặp gỡ người khác” thay vì trao đổi và tương tác qua điện thoại.

* Tin bài liên quan: Nghiện điện thoại gây hại cho sức khỏe ||

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Các tin tức khác

Back to top