Hơn nữa chất xơ trong rau cải, trái cây tươi chín còn giúp giảm cholesterol trong máu, giảm đông cứng thành động mạch, giảm huyết áp cao và các triệu chứng về bệnh tim mạch, đề phòng những bệnh ung thư (tỉ lệ người ăn chay mắc bệnh ung thư thấp hơn so với ăn mặn là 50%).
Thức ăn chay chủ yếu có nguồn gốc thực vật giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn. Thành phần chất đạm chủ yếu cho bữa ăn chay là từ các loại đậu đỗ hoặc các thành phẩm từ đậu nành như tàu hũ ki, đậu hũ…
Các hình thức của ăn chay
Nghiên cứu mới nhất cho thấy tỉ lệ người ăn chay thường ít mắc những căn bệnh về suy thoái hơn so với người ăn mặn, đặc biệt khi ăn chay có uống thêm sữa và ăn thêm trứng. Ăn chay có thể chia làm 2 hình thức sau:
Ăn chay uống sữa và ăn trứng: Người ăn chay dùng thêm sữa, các chế phẩm từ sữa, ăn trứng, ngũ cốc, trái cây…
Ăn chay tuyệt đối: Người ăn chay kiêng dùng các thực phẩm từ thịt, gà, vịt, cá… Kể cả phô mai, sữa, trứng. Nói chung là các thực phẩm được chế biến từ chất hữu cơ động vật.
Giá trị dinh dưỡng cao
Ăn chay tốt nhất cho sức khỏe. Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chay hội đủ những chất cần thiết giúp nuôi sống cơ thể, nếu được tính toán một cách cẩn thận. Người ăn chay thuần túy loại bỏ các sản phẩm động vật có thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Do vậy, cần tính toán về số lượng chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, béo, tinh bột, đường, khoáng chất, sinh tố các nhóm theo nhu cầu dinh dưỡng.
Người ăn chay tiêu thụ trái cây, ngũ cốc, trứng, rau đậu và các chế phẩm từ sữa được xem là đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đây là những nguyên tắc ăn chay vừa khỏe vừa đủ chất:
- Ăn ít chất béo, đường, uống các loại sữa ít béo hoặc sữa đã gạn kem.
- Uống thêm sữa đậu nành, sinh tố bổ sung hay ngũ cốc nếu chọn hình thức ăn chay thuần túy.
- Dùng thêm sinh tố các nhóm, các loại amino axít, chất khoáng khi cần thiết.
- Ăn các loại ngũ cốc chưa qua xay xát như gạo lức… Nếu đang mang thai hoặc bình phục sau khi ốm dậy, nuôi con mọn… cần tham vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Thay thế thực phẩm động vật
Ngoài ra, người ăn chay có thể dùng được các loại thực phẩm chứa các chất sau để thay thế cho thực phẩm động vật như:
- Chất đạm như đậu nành, đậu phộng, ngũ cốc, gạo…
- Sinh tố, khoáng chất như các loại rau có màu xanh đậm, màu vàng, lúa mạch, lúa mì, khoai tây, rau dền, cà rốt…
- Sinh tố nhóm D như bơ nhân tạo và thực phẩm nhiều sinh tố B12 như các loại ngũ cốc. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin D đáng kể.
- Chất kẽm như lúa mạch, lúa mì…
- Chất sắt như bánh mì, trái cây khô, rau đậu, rau lá xanh.
- Chất vôi như hạnh nhân, đậu phụ, các loại rau cải.
Theo Món ngon Hà Nội
Các tin tức khác
- Thiền chữa bệnh như thế nào? ( 7/04/2018 12:19)
- 4 cách đơn giản giúp ngăn ngừa đột quỵ ( 6/04/2018 3:18)
- 7 thói quen buổi sáng giúp có làn da khỏe, đẹp ( 1/04/2018 11:38)
- Đối diện vui, buồn.. và vượt qua cảm thọ (31/03/2018 10:53)
- Nên và không nên ăn gì khi bị sốt? (30/03/2018 1:38)
- Mật ong - Vị thuốc đa năng (28/03/2018 1:05)
- Mẹo nhận biết hoa quả Trung Quốc (27/03/2018 1:03)
- Phương thuốc bằng trái cây (25/03/2018 2:54)
- Những thực phẩm tốt cho tim (21/03/2018 3:09)
- Nên và không nên ăn gì trước khi đi ngủ? (18/03/2018 1:24)