Thủ phạm thường là những thực phẩm nhiều gia vị hay chiên, cũng như caffeine và rượu. Có những loại thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu sự khó chịu của chứng ợ nóng bằng cách trung hòa acid trong khi ăn uống.
Trà gừng
Trà gừng là một cứu cánh tuyệt vời và lâu đời đối với nhiều bệnh tiêu hóa. Đơn giản chỉ cần gọt vỏ hoặc rễ gừng và ngâm trong nước sôi để làm trà uống giảm chứng ợ nóng, tác giả của Gutbliss nói: "Đó là một thực phẩm hiệu quả chống viêm và là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trào ngược acid."
Trà gừng giảm nhẹ chứng ợ nóng
Chuối
Trái cây tự nhiên ít acid này là một thực phẩm “thông minh” để hạn chế các triệu chứng ợ nóng. "Một quả chuối sẽ giúp giảm khó chịu vì nó sẽ dính vào niêm mạc thực quản bị kích thích" Gerard E. Mullin, MD nói. "Nó tạo thành một màng áo khoác bảo vệ và làm dịu kích thích."
Sữa hạnh nhân
Bạn sẽ bắt đầu một ngày của bạn tránh các rắc rối tiêu hóa, nếu bạn pha trộn một ly sinh tố sữa hạnh nhân cho ăn sáng. "Nếu bạn có xu hướng dễ trào ngược, sữa hạnh nhân là một cân bằng tuyệt vời" Chutkan nói. Hãy thử pha trộn với nhau 1 chén dâu tây, 1 quả chuối đông lạnh, sữa hạnh nhân không đường và rau bina để dùng có thể hạn chế tốt chứng ợ nóng.
Cháo bột yến mạch
Một bát bột yến mạch làm đệm lót dạ dày của bạn, nó cũng chứa nhiều chất xơ lành mạnh có thể hạn chế chứng trào ngược.
Rau lá xanh
Một bát rau luộc hoặc rau xắt nhỏ với nước cốt chanh hoặc tinh dầu ôliu sẽ làm ít khó chịu vì rau chứa ít chất béo. Ngược lại, các loại thực phẩm giàu chất béo làm chậm rỗng bao tử và có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày.
Hạt thìa là
Loại thảo dược chữa bệnh này là một thành phần để ngâm vào trà và uống khi ợ nóng.
Cam thảo
Cam thảo giúp hình thành một lớp bảo vệ trên niêm mạc của thực quản. Ngoài ra, hoạt động nhai cam thảo làm cho bạn tiết ra nước bọt, do đó có thể giúp loại bỏ acid thừa.
Lô hội và Kefir
Chỉ cần trộn một muỗng cà phê nước ép lô hội với một ít kefir, tạo ra một thức uống lên men từ sữa. Hỗn hợp này có thể giúp giảm các triệu chứng vì nước ép từ cây lô hội làm giảm viêm và chữa lành đường tiêu hóa, và kefir làm kiềm hóa môi trường acid. Tuy nhiên, tránh tiêu thụ nước ép lô hội quá nhiều vì nó có thể gây tiêu chảy và đau bụng.
Rau xanh
Rau như bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, cần tây, súp lơ và tất cả đều chứa ít acid giúp tránh chứng ợ nóng. Tránh các loại gia vị có tính acid như bột ớt và hạt tiêu đen.
TS.BS. Lê Thanh Hải
(tham khảo Prevention)
Các tin tức khác
- Thực phẩm làm giảm nguy cơ tiểu đường (10/08/2018 12:14)
- Vì sao cần đưa bông cải vào chế độ ăn? ( 8/08/2018 12:19)
- Những hiểu lầm phổ biến về muối ( 6/08/2018 3:01)
- Làm đẹp nhờ khoai lang tím ( 3/08/2018 12:30)
- 10 thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bạn không nên bỏ qua ( 1/08/2018 12:53)
- 7 lý do bạn nên uống trà matcha mỗi sáng (30/07/2018 12:32)
- Xua tan stress, chóng mặt bằng 5 loại trà thảo mộc (29/07/2018 12:38)
- Ăn chay có thực sự ảnh hưởng đến việc sinh con (26/07/2018 1:44)
- Dùng thuốc hết hạn sử dụng nguy hiểm ra sao (25/07/2018 3:13)
- Ngủ bù” có tốt cho sức khỏe? (18/07/2018 12:13)