Sự khác nhau giữa tình yêu và tình thương?

22/10/2015 2:53
Hỏi: Người đời nói tình yêu, trong đạo nói tình thương, vậy giữa hai danh từ này có khác nhau không?

Đáp: Tình yêu và tình thương đều là tình cảm của người đời, còn pháp xuất thế gian nói “Hễ tình sanh thì trí cách,” bất cứ mống lên tình cảm gì thì trí huệ bị ngăn cách chướng ngại.

Tu sĩ đã xuất gia, đối với tình thương của gia đình cũng không còn; tình thương đã trở thành từ bi, tức chẳng có TA, gọi là vô duyên từ và đồng thể bi, tức đã phá sạch ngã chấp, chẳng còn đối đãi, khác với tình thương của người đời.

Nói một cách rõ hơn là thương tất cả chúng sanh đều bằng nhau. Trong Triệu Luận nói “Đại nhơn bất nhơn,” nhơn là tình thương, đại nhơn đã cùng khắp rồi thành ra không có tình thương, vì đối với chúng sanh nào cũng như nhau, chẳng còn phân biệt nữa. Còn người thế gian thì khác, đối với anh em cha mẹ thì có nhiều tình thương, còn đối với người khác thì không .

Nói đến tình yêu thì Dục giới mới có, Sắc giới và Vô sắc giới đã không có rồi.

Hỏi: Người đời nói tình yêu, trong đạo nói tình thương, vậy giữa hai danh từ này có khác nhau không?

Đáp: Tình yêu và tình thương đều là tình cảm của người đời, còn pháp xuất thế gian nói “Hễ tình sanh thì trí cách,” bất cứ mống lên tình cảm gì thì trí huệ bị ngăn cách chướng ngại.

Tu sĩ đã xuất gia, đối với tình thương của gia đình cũng không còn; tình thương đã trở thành từ bi, tức chẳng có TA, gọi là vô duyên từ và đồng thể bi, tức đã phá sạch ngã chấp, chẳng còn đối đãi, khác với tình thương của người đời.

Nói một cách rõ hơn là thương tất cả chúng sanh đều bằng nhau. Trong Triệu Luận nói “Đại nhơn bất nhơn,” nhơn là tình thương, đại nhơn đã cùng khắp rồi thành ra không có tình thương, vì đối với chúng sanh nào cũng như nhau, chẳng còn phân biệt nữa. Còn người thế gian thì khác, đối với anh em cha mẹ thì có nhiều tình thương, còn đối với người khác thì không .

Nói đến tình yêu thì Dục giới mới có, Sắc giới và Vô sắc giới đã không có rồi.

Hỏi: Trường hợp có một thiếu nữ đến ôm một vị Tỳ-kheo và nói:”Nếu thầy không yêu em thì em sẽ chết và chết ngay tức khắc!”Xin hỏi Sư phụ nên giải quyết như thế nào?

Đáp: Mặc cho cô ấy chết .

Hỏi: Vậy thì không có lòng từ bi sao?

Đáp: Tôi đã nói từ bi khác hơn bác ái; từ bi đã không có ta rồi mới thành từ bi; từ bi chẳng phải chỉ thương một người, tất cả chúng sanh đều bằng nhau.

Chớ nói chi xa, hãy ra chợ đến các hàng bán cá, những con cá cũng sắp chết, chẳng những chết, người ta còn đem về làm thịt kìa ! Nó với cô thiếu nữ đâu có khác, tại sao không đi cứu !

Bổn phận của người Tu sĩ thọ cúng dường của mười phương, nếu bỏ bổn phận tu hành mà đi làm việc từ thiện; người ta thiếu áo cho áo mặc, đói cho ăn, bệnh cho thuốc…cũng còn bị thiện nhân chiêu ác quả, trong Giới luật ghi rõ mười sáu điều. Tại sao? Vì chữ Phật là giác ngộ, phải tự giác giác tha, nay mình là Tu sĩ Phật giáo, nếu bỏ bổn phận tu thì làm sao tự giác rồi giác tha? Những việc làm từ thiện đó được mọi người ca ngợi, đem lại nhiều tiếng tăm, là tăng thêm ngã chấp, còn tu hành là phá ngã chấp. Những việc làm trên so với việc của cô thiếu nữ đó ra sao? Nếu bỏ hết những sự cúng dường của mười phương trước đó mà chiều theo cô thiếu nữ, ấy là phá giới, là tội Ba-la-di, đọa địa ngục chín triệu năm xong, sau khi ra khỏi, phải đầu thai thành trâu ngựa để trả nợ của thí chủ !

 

HT. Thích Duy Lực

Các tin tức khác

Back to top