-
Thiếu nữ xinh đẹp từ bỏ cuộc sống xa hoa, quy y cửa PhậtTừ bỏ cuộc sống xa hoa, quyền quý, một thiếu nữ xinh đẹp ở Trung Quốc đã tìm đến bên Phật, chọn con đường tu nghiệp.Xem tiếp
-
Không còn vướng bận tình cảmTình là gì? Tình tức tình cảm, có thể chia thành tình thân, tình yêu, tình bạn, tình đồng đạo. Đạo Phật khuyên con người lìa dục, xả bỏ tất cả nhưng không phải biến mình trở thành kẻ vô tình, vì, chúng sinh vốn được gọi là “hữu tình chúng sinh”.Xem tiếp
-
Sự khác biệt khi còn trẻ và khi trưởng thànhKhi còn trẻ tôi sợ mất người mình yêu thương. Khi trưởng thành tôi sợ mất người yêu thương mình.Xem tiếp
-
Đối với trẻ nhỏ, khích lệ quan trọng hơn đả kíchTiến sĩ tâm lý học Susan Forward từng viết trong sách rằng: "Trẻ con không hề phân biệt được sự thật và lời nói đùa, chúng chỉ tin tưởng những gì bố mẹ nói với chúng và biến những lời đó thành quan điểm của bản thân".Xem tiếp
-
Có thương đừng giậnCó thương đừng giận ta cũng đừng vội thỏa mãn với kết quả thực tập ban đầu, dù ta không còn dễ giận như trước nữa.Xem tiếp
-
Hạnh phúc - đau khổNhiều người vì sợ khổ sợ phải lo lắng nên họ trốn tránh, không chấp nhận sự thật nhưng hay so sánh sao người khác may mắn còn mình thì không.Xem tiếp
-
Xử lý mọi việc theo cảm tính chỉ khiến việc đó tồi tệ thêmNếu bạn không cẩn thận làm rơi 100 nghìn ở đâu đó, bạn sẽ bỏ ra 200 nghìn tiền xe để quay lại đó tìm về 100 nghìn bị rớt hay không?Xem tiếp
-
Đừng đợi có tiền mới báo hiếu cha mẹ.Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo đầy đủ, thức ăn ê hề mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất. Vì thế đừng đợi có tiền mới báo hiếu cha mẹ vì họ không đợi được bạn đâu.Xem tiếp
-
Hãy sống trọn vẹn từng giâyBạn sẽ khá bất ngờ khi nhận ra, rất nhiều người hẹn vào ngày mai. Mà ngày mai là bao giờ chính họ cũng không biết. Bởi ngày mai luôn ở thì tương lai. Chưa bao giờ ở hiện tại.Xem tiếp
-
Mở rộng trái timTôi biết có một thanh niên trẻ rất giận cha và đã nói: “Con không có liên quan gì với cha cả”. Điều này cũng dễ hiểu. Anh ta nghĩ rằng tất cả những nỗi khổ đau của mình là do cha gây nên và anh ta không muốn dính líu gì đến cha cả. Anh ta muốn cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu anh ta sẽ thấy rằng cho dù anh ta có giận cha mình đến tận xương tủy đi nữa thì người kia vẫn là cha mình, anh là sự tiếp nối của cha. Ghét cha tức là ghét mình. Không có cách nào khác hơn là chấp nhận cha. Nếu trái tim ta nhỏ bé thì ta không thể ôm ấp được người kia, vì vậy ta phải có trái tim rộng lớn hơn. Ta có thể làm mọi cách cho trái tim ta rộng lớn để có đủ không gian ôm ấp cha ta.Xem tiếp
-
Suy nghiệm lời Phật: Vợ chồng phải cung kính nhauXem tiếpCụ thể là người vợ phải biết “cung kính” chồng như pháp và người chồng cũng biết “đối đãi” với vợ đúng pháp.
Vợ chồng phải cung kính nhau. Trong ảnh, lễ hằng thuận của ca sĩ Võ Hạ Trâm và hôn phu“Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người. Bấy giờ, vào lúc thích hợp, Ðức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả.
…Phật lại bảo Thiện Sinh:- Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có 5 điều đối với vợ: 1) Lấy lễ đối đãi nhau. 2) Oai nghiêm không nghiệt. 3) Cho ăn mặc phải thời. 4) Cho trang sức phải thời. 5) Phó thác việc nhà.- Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có 5 điều, vợ cũng phải lấy 5 việc cung kính đối với chồng: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng.- Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.(Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16 [trích])Pháp thoại này cho thấy, người chồng thương vợ thì trước hết phải tôn trọng, kính quý, tử tế với người bạn đời của mình. Đức Phật gọi là “lấy lễ đối đãi nhau”. Trong bối cảnh xã hội Ấn Độ bấy giờ, lời dạy này của Đức Phật về hôn nhân là hết sức tiến bộ, văn minh. Với vợ mà đối đãi “Oai nghiêm không nghiệt; Cho ăn mặc phải thời; Cho trang sức phải thời” thì rõ ràng chồng dẫu thương vợ nhưng là kẻ bề trên, uy quyền, điều này trong các định chế xã hội phong kiến xưa vốn “trọng nam khinh nữ” cũng không phải là lạ. Quan trọng là người chồng thể hiện tình thương chân thành bằng sự tin tưởng, giao phó công việc gia đình cũng như quản lý gia sản cho vợ, giúp vợ trở thành nội tướng, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình.Đạo làm vợ theo quan niệm của Đức Phật là “cung kính” đối với chồng, thể hiện qua năm việc là: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng. Đây là những đức tính của người vợ ngoan hiền, đảm đang mà nhất là cung kính, vâng phục chồng trong xã hội phong kiến cổ xưa. Ngày nay, dĩ nhiên những người vợ hiện đại rất nhiều tài, năng động, tự chủ và bình đẳng nhưng các hạnh “cung kính” mà Đức Phật đã dạy vẫn có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hạnh phúc hôn nhân.Đối chiếu với bản kinh tương đương là kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Trường bộ) thì ngoài những ý tương đồng, kinh Thiện Sinh không có chi phần “trung thành với vợ/chồng” trong trách nhiệm cũng như bổn phận của vợ và chồng. Chi phần này hàm chứa nội dung giới thứ ba, thủy chung son sắt với người bạn đời. Mặt khác, đức “cung kính” gần như tuyệt đối của người vợ sẽ khiến cho người phụ nữ xưa phải phụ thuộc vào người chồng nhiều hơn. Dù vậy, khi so sánh với quan niệm hôn nhân bình đẳng của xã hội hiện đại, những lời dạy của Đức Phật từ xa xưa nhằm thiết lập hạnh phúc hôn nhân đã cho thấy sự tiến bộ và nhân văn vượt tầm thời đại của Ngài.Quảng Tánh/ Báo Giác Ngộ
-
Bí quyết dạy trẻ sống hạnh phúcTất cả những gì bạn dạy con đều không ngoài mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc cho con. Vậy, hãy luôn thường xuyên tự hỏi mình: điều bạn đang làm có khiến cho con mình được hạnh phúc?Xem tiếp