3 nghĩa của sự khổ và con đường thoát khổ

17/08/2019 8:10
Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ và khi nào diệt được khổ thì chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính: hỷ lạc, khinh an. Vậy làm sao để diệt khổ?

Mục đích của Phật giáo là diệt khổ chứ không phải trốn tránh sự khổ. Muốn diệt khổ thì phải mổ xẻ, phân tích sự khổ ở đời một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học. Sau đó phát hiện ra những nguyên nhân gây khổ, gốc rễ nội tại của nỗi khổ để rồi diệt khổ đi. Cần phải hiểu có ba nghĩa của sự khổ:

Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ. Nguồn ảnh: Internet

Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ. Nguồn ảnh: Internet

1. Cái khổ tự nhiên: Đức Phật từng nói: "Cái gì vô thường là khổ", trong tiến trình biến đổi vô thường của các pháp ở mức độ nào đó sẽ thấy lạc mà ở mức độ khác sẽ thấy khổ. Khi nóng cũng khổ, lạnh quá cũng khổ… Cái khổ này là tự nhiên trong đời sống, không phải do tham-sân-si. Chúng là tín hiệu cảnh báo để mọi người có thể điều chỉnh lại hành vi của mình cho vừa phải, hợp hoàn cảnh và khả năng chịu đựng của mình. Cái khổ này rất hữu dụng, vì nó giúp chúng ta biết điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình.

2. Khổ do nghiệp quả: Những nghiệp mình đã gieo trong quá khứ, bây giờ đương nhiên mình phải gặt lấy hậu quả. Đồng thời qua đó chúng ta cũng học được bài học nhân quả để điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình. Khổ quả luôn tương ứng với nhân đã tạo trước đó, vì vậy một khi đã khổ tức phải là hậu quả hành vi tạo tác sai lầm của chính mình chứ không phải do bất cứ ai khác hoặc nguyên nhân nào bên ngoài. Cách tốt nhất là bình tĩnh sáng suốt và nhẫn nại đón nhận hậu quả do chính mình gây ra để thấu hiểu nguyên lý nhân quả và để biết sống thận trọng hơn.

3. Cái khổ tâm lý: Cái khổ này do thái độ tâm lý sai lầm - là ảo tường - nên thực ra nó chỉ là ảo giác. Như vậy, loại khổ này xuất phát từ thái độ tâm lý không vừa lòng, còn nếu cảm thấy vừa lòng thì cho là lạc. Cảm giác lạc hay khổ loại này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ tâm lý mà thôi, vì vậy rõ ràng là không thật. Và cái khổ này mới chính là Khổ Đế mà Đức Phật chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế.

Đức Phật đã đưa cho chúng ta con đường đó là Bát chánh đạo, tức tám con đường chân chính để thoát khổ. Nguồn ảnh: Internet

Đức Phật đã đưa cho chúng ta con đường đó là Bát chánh đạo, tức tám con đường chân chính để thoát khổ. Nguồn ảnh: Internet

Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ và khi nào diệt được khổ thì chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính: hỷ lạc, khinh an. Vậy làm sao để diệt khổ? Đức Phật đã đưa cho chúng ta con đường đó là Bát chánh đạo, tức tám con đường chân chính để thoát khổ: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn và chánh niệm. 

Khổ này do thái độ tâm lý sai lầm - là ảo tường - nên thực ra nó chỉ là ảo giác. Nguồn ảnh: Internet

Khổ này do thái độ tâm lý sai lầm - là ảo tường - nên thực ra nó chỉ là ảo giác. Nguồn ảnh: Internet

Có thể thấy rằng Đức Phật đã chỉ cho chúng sinh con đường thoát khổ, trong 8 biện pháp ấy không có biện pháp nào đòi hỏi tín ngưỡng mù quáng hay một hình thức lễ bái cầu xin nào. Hầu hết giáo lý của Đức Phật mà Ngài giảng dạy suốt 45 năm đều đề cập bằng cách này hay cách khác để đi đến con đường này. Ngài giảng giải nó bằng những lối khác nhau và những danh từ khác nhau cho những người khác nhau, tùy trình độ phát triển của họ. Nhưng tinh túy của hàng ngàn bài thuyết pháp rải rác trong các kinh điển Phật giáo ấy, vẫn được tìm thấy trong Bát Chánh Đạo.


Tuệ Như

Các tin tức khác

Back to top