Khổng Tử luận về đức hạnh của Nước

28/08/2014 6:01
Đức Khổng Tử đang chăm chú ngắm dòng sông đang chảy về phương Đông. Tử Cống hỏi ông, “Khi một người quân tử nhìn nước như thế này, nhất định người ấy có được niềm vui khi ngắm nhìn nó. Tại sao vậy?”

Khổng Tử nói, “Bởi vì dòng nước vĩ đại có thể liên tục di chuyển về phía trước không ngừng. Nó làm điều tốt lành khi tưới mát cho đất đai ở khắp nơi mà nó chảy qua, ngay cả nó không tự quan tâm đến việc nó đang thực hiện một kỳ công to lớn. Nó giống như đức hạnh.”

“Khi nó chảy, dù cho có lúc ở nơi thấp hay có lúc ở nơi cao, nó đều theo một nguyên lý. Nó giống như công lý.”

“Dòng nước vĩ đại không bao giờ khô cạn hay dừng lại. Nó giống như Đạo.”

“Khi nó chảy vào thung lũng sâu vạn trượng, nó lao về phía trước mà không sợ hãi. Nó giống như lòng can đảm.”

“Nó luôn tự cân bằng mình. Nó giống như Pháp lý (Quy luật).”

“Khi nước làm đầy cái gì, nó tự nhiên chảy ra ngoài mà không cần bị cắt xuống. Nó giống như sự ngay thẳng.”

“Nó thật thận trọng để có thể đến bất kỳ đâu nó nên đến. Nó giống như việc khám phá những chi tiết nhỏ nhất trong mọi vật.”

“Nó khởi đầu từ nguồn và lập tức tuôn chảy về Đông. Nó giống như có những mục đích cao thượng.”

“Nó có thể đi vào và đi ra và không kể là nó đi đâu, nó có thể làm trong sạch mọi thứ ở đó. Nó giống như một vị hiền triết giỏi về giảng dạy.”

“Nước có rất nhiều đức hạnh, vì thế khi người có đức hạnh nhìn nó, họ nhất định sẽ quan sát nó cẩn thận và cảm thấy vui.” (Từ: Các sách văn tuyển của Khổng Tử)

Tôi đã thấy nhiều con sông nhưng không bao giờ để ý rằng nước có nhiều đức hạnh to lớn như vậy, những điều mà có thể được gọi là thờ ơ khi nhìn, có mắt mà không nhìn thấy, và vì điều này, tôi thật sự thấy hổ thẹn.

Một nghệ sỹ nước ngoài từng nói, “Không thiếu cái đẹp trong cuộc sống, chỉ thiếu những con mắt có thể nhìn thấy cái đẹp trong sự vật.”

Một triết gia Trung Quốc từng nói, “Không thiếu cái vĩnh cửu trong thế giới, chỉ thiếu những con mắt thông minh có thể khám phá những điều vĩnh cửu.”

Trường phái Đạo nói, “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo tự nhiên.” Hôm nay, sau khi đọc “Khổng tử luận về đức hạnh của Nước”, tôi đã hiểu được câu nói này nhiều hơn một chút.

 

Theo Chánh Kiến

Các tin tức khác

Back to top