Cuộc sống của những nhà sư tại Đại học Harvard

16/07/2019 8:22
Như những sinh viên của khoa Tôn giáo học khác phải tập theo cuộc sống sinh viên đại học, các vị Tăng Ni cũng đối diện với việc phải hòa mình vào cuộc sống mới.

Sư Kusala cho biết, một tu sĩ Phật giáo học tại Harvard sẽ gặp một số điều lạ lẫm. Điều chỉnh lại bộ y phục đang mặc trên người, tại góc hành lang căng-tin Rock Café, sư tâm sự: “Trong môi trường văn hóa này, mọi người ôm nhau để thể hiện tình bạn hữu khi gặp mặt, nhưng nhà sư thì không được làm như thế. Thậm chí chúng tôi còn không bắt tay nữa”.

Sư Sraman (trái ), người Bangladesh đang trò chuyện tại Harvard với thầy Seng Yen Yeap, một vị Tăng đến từ Hồng Kông

Sư Sraman (trái ), người Bangladesh đang trò chuyện tại Harvard với thầy Seng Yen Yeap, một vị Tăng đến từ Hồng Kông

Khi được hỏi sẽ làm gì nếu được một sinh viên Harvard khác ôm xã giao khi gặp mặt, vị tu sĩ người Sri Lanka là sinh viên năm nhất của trường này cười và chia sẻ: “Chúng tôi buộc lòng phải ôm đáp trả hoặc xem như đó là điều vô cùng đơn giản”.

Thông qua sự giúp đỡ của tổ chức Robert H.N. Ho, sư Kusala là một trong số những vị Tăng Ni từ châu Á được mời đến học tập tại khoa Tôn giáo học thuộc Đại học Harvard. Học bổng một năm của tổ chức này sẽ đủ chi trả cho toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt tại trường.

Sư cô Chang Gan shi, sinh ra ở Trung Quốc và lớn lên ở Mỹ, đang học tại Harvard

Sư cô Chang Gan shi, sinh ra ở Trung Quốc và lớn lên ở Mỹ, đang học tại Harvard

Hiện có 6 tu sĩ Phật giáo, bao gồm 1 vị Ni, đến từ các nước Sri Lanka, Nepal, Bangladesh đang theo học tại khoa Tôn giáo học và họ đang trong quá trình điều chỉnh phương thức sống để hòa nhập vào môi trường mới tại Cambridge.

Sư Upali Sraman, sinh viên năm 2 người Bangladesh, kể rằng, bộ y phục của mình có tác động ngộ nghĩnh đối với mọi người ở đây. “Tôi luôn phải tỉnh thức trong mọi việc mình làm bởi mọi người luôn hướng mắt về mình”, sư giải thích.

Sư Sraman (trái), người Bangladesh và sư Kusala, đến từ Sri Lanka, đang trò chuyện với một nữ sinh viên tại Harvard

Sư Sraman (trái), người Bangladesh và sư Kusala, đến từ Sri Lanka, đang trò chuyện với một nữ sinh viên tại Harvard

Mọi người luôn nghĩ nhà sư phải là những con người hoàn thiện. “Nhưng phải thừa nhận rằng sau lớp y phục, các nhà sư vẫn là những con người bằng xương bằng thịt”, sư tâm sự.

Các nhà sư trẻ cũng có những cảm xúc và giây phút mềm yếu như bất cứ người nào khác, sư Upali nói, và sẽ phi thực tế nếu mong đợi quá nhiều so với những gì họ có thể thể hiện. “Tệ hơn, nếu bạn đặt họ vào hoàn cảnh nguy hiểm buộc họ phải nói dối hoặc không chân thành thì khó có thể mong họ làm theo những gì bạn mong đợi”.

(Theo News.harvard. edu)

Các tin tức khác

Back to top