Hành hương Phật giáo 5 nước Mekong: Nơi đâu người dân cũng mỉm cười

2/11/2019 8:10
Chiều 30-10 đã diễn ra lễ bế mạc chương trình hành hương Phật giáo qua 5 nước dọc sông Mekong ở tỉnh Siem Reap, Campuchia, khép lại hành trình lan tỏa lòng nhân ái kéo dài 18 ngày.

Đoàn hành hương "Dharma Yatra" có 120 người, trong đó có 53 nhà sư đã vượt qua quãng đường dài 2.400 km qua 5 quốc gia lần lượt từ ngày 14-10 ở tỉnh Chiang Rai của Thái Lan, rồi qua nhiều tỉnh của Myanmar, Việt Nam, Lào và kết thúc vào ngày 30-10 ở tỉnh Siem Reap, Campuchia.

Trong suốt chuyến hành trình, đoàn hành hương đã tham gia nhiều hoạt động như đi khất thực xuyên biên giới, thực hiện các bài giảng Phật pháp ở các chùa địa phương, trồng cây bồ đề (mang tới từ Ấn Độ). Tổng cộng đoàn đã trồng được 16 cây bồ đề tại các chùa trên cả 5 quốc gia dọc sông Mekong.

Đã có 16 cây bồ đề được trồng tại nhiều chùa xuyên suốt 5 nước dọc sông Mekong

Đã có 16 cây bồ đề được trồng tại nhiều chùa xuyên suốt 5 nước dọc sông Mekong

Buổi lễ bế mạc có sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao của các nước và đại diện cho chư tăng đoàn Việt Nam là Hòa thượng Thích Thiện Tâm - phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cúng dường

Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cúng dườn

Phát biểu tại buổi lễ, phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định sự kiện Dharma Yatra năm nay đã thể hiện nỗ lực của lãnh đạo các nước trong việc mang đến lợi ích, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân các nước 5 nước dọc sông Mekong.

Sự kiện đã thúc đẩy hòa hợp giữa người dân 5 nước, qua đó trở thành cầu nối hữu nghị và đoàn kết cũng như là dịp để tăng cường kết nối, hợp tác phát triển.

Theo chia sẻ của Đại đức Thích Nhuận Thanh, từ chùa Linh Quang ở Điện Biên cho biết sự kiện hành hương là dịp để chư tăng 5 nước giao lưu, qua đó để không chỉ chư tăng mà còn người dân ở các nước mà đoàn đi qua có thể nuôi lớn tình thương yêu lẫn nhau và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng.

nguoi-dan-cung-duong-1572478620129467312975

Đại đức Pháp Hảo từ chùa Thiên Trúc ở Hà Tiên, Kiên Giang là một trong số những đại biểu Việt Nam tham gia đoàn hành hương, chia sẻ rằng trong suốt 18 ngày vừa qua, sư thầy rất ấn tượng với việc đoàn được quan chức ở các nước đưa đón, hỗ trợ tận tình.

Người dân ở dọc đường thì luôn xếp hàng chào đón đoàn bất kể là trưa nắng hay khi tối trời với nụ cười thường trực trên môi.

Chuyến hành hương là dịp để tìm hiểu văn hóa các nước

Chuyến hành hương là dịp để tìm hiểu văn hóa các nước


Hành trình 18 ngày tuy dài nhưng trôi qua trong chớp mắt. Anh Vilavanh Lodsuvanh, phóng viên Thông tấn xã Lào, cho biết anh đã được thấy, được học nhiều điều qua chuyến đi, đặc biệt là cách mà người dân sinh sống, ăn uống ở Điện Biên không khác gì với đồng bào của anh ở Lào. Điều này tái khẳng định nhân dân Việt - Lào là anh em.

Anh Frank, phóng viên tờ Vientiane Times (Lào), khẳng định anh rất ấn tượng với khoảnh khắc người dân 2 nước Thái Lan và Myanmar xếp hàng dài xuyên biên giới dưới trời nắng gắt để cúng dường cho các nhà sư. "Đây không phải là khoảnh khắc mà bạn có thể dễ dàng chứng kiến trong đời sống hàng ngày", anh Frank nhận định.

Một số khoảnh khắc đẹp trong chuyến hành trình qua 5 nước:

Phật giáo nguyên thủy Theravada có truyền thống nhà sư đi khất thực, hay còn gọi là đi bát. Mỗi nhà sư sẽ mang theo một cái bát to để đi xin thực phẩm, người dân tùy tâm mà cúng, nhà sư được cúng gì thì ăn đó

Phật giáo nguyên thủy Theravada có truyền thống nhà sư đi khất thực, hay còn gọi là đi bát. Mỗi nhà sư sẽ mang theo một cái bát to để đi xin thực phẩm, người dân tùy tâm mà cúng, nhà sư được cúng gì thì ăn đó

Đồ cúng dường thường thấy là bánh kẹo, mì gói và các loại thực phẩm khô, đôi lúc có cả tiền nữa

Đồ cúng dường thường thấy là bánh kẹo, mì gói và các loại thực phẩm khô, đôi lúc có cả tiền nữa

Bất kể là bao nhiêu tuổi, hễ là nhà sư theo Phật giáo nguyên thủy thì đều phải đi khất thực. Trong ảnh là các nhà sư nhỏ tuổi tham gia cùng đoàn khất thực ở Myanmar

Bất kể là bao nhiêu tuổi, hễ là nhà sư theo Phật giáo nguyên thủy thì đều phải đi khất thực. Trong ảnh là các nhà sư nhỏ tuổi tham gia cùng đoàn khất thực ở Myanmar

Khất thực là một nét văn hóa nơi người dân các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar. Trẻ nhỏ cũng ra đường cúng dường cho sư với quan niệm đó là việc thiện nên làm

Khất thực là một nét văn hóa nơi người dân các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar. Trẻ nhỏ cũng ra đường cúng dường cho sư với quan niệm đó là việc thiện nên làm

Tuy nhiên có những trẻ em kém may mắn hơn. Trong ảnh là 2 anh em cũng ngồi cùng đoàn cúng dường nhưng là xin đồ cúng từ các nhà sư. Các nhà sư sẽ cho lại một phần đồ cúng cho những em nhỏ này. Nếu vẫn chưa cho hết thì đồ cúng sẽ được mang đến các trường học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tuy nhiên có những trẻ em kém may mắn hơn. Trong ảnh là 2 anh em cũng ngồi cùng đoàn cúng dường nhưng là xin đồ cúng từ các nhà sư. Các nhà sư sẽ cho lại một phần đồ cúng cho những em nhỏ này. Nếu vẫn chưa cho hết thì đồ cúng sẽ được mang đến các trường học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Khi đi khất thực, các nhà sư không được mang giày, dép. Người dân phải đổ nước lên chân nhà sư cho đỡ nóng

Khi đi khất thực, các nhà sư không được mang giày, dép. Người dân phải đổ nước lên chân nhà sư cho đỡ nóng

Du khách Tây tại Luang Prabang, Lào cũng tham gia cúng dường cho nhà sư

Du khách Tây tại Luang Prabang, Lào cũng tham gia cúng dường cho nhà sư

Những vũ công Lào duyên dáng múa điệu múa chào mừng đoàn hành hương

Những vũ công Lào duyên dáng múa điệu múa chào mừng đoàn hành hương

Hàng trăm người dân từ mọi lứa tuổi cùng cầu nguyện an lạc, hòa bình cùng các chư tăng tại Lào

Hàng trăm người dân từ mọi lứa tuổi cùng cầu nguyện an lạc, hòa bình cùng các chư tăng tại Lào

Theo:  TTO


Các tin tức khác

Back to top