Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ, và cơ sở để truyền bá Phật giáo là các Stupa- hay còn gọi Tháp Bà. Khi Phật giáo được du nhập vào châu Á, những công trình kiến trúc bắt đầu được xây dựng dựa theo hình mẫu của Stupa. Vì mỗi nước có nền văn hóa khác nhau nên các ngôi chùa cũng vì thế mà có những đặc trưng riêng.
Thiết kế các ngôi chùa ở Nhật bị ảnh hưởng theo phong cách kiến trúc chùa Trung Quốc. Tuy nhiên trải qua nhiều năm lịch sử, phong cách kiến trúc chùa Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi so với thời kỳ trước đó. Những ví dụ sau đây là những đặc điểm kiến trúc tại một ngôi chùa Nhật Bản ngày nay.
Sanmon trong chùa Nhật Bản
Sanmon (山門), tiếng Hán là Tam quan - là cổng chùa Phật giáo theo phong cách Thiền tông với mái nhọn dốc. Những cổng lớn thường được thiết kế với hai tầng, ba lối vào và năm gian. Mỗi lối vào là biểu trưng của một con đường để đắc đạo.
Tháp chùa chính trong chùa Nhật Bản
Tháp chùa chính được gọi là “cao ốc” của Phật giáo Nhật Bản. Chúng từng là những tòa nhà cao nhất của Nhật Bản. Tháp chùa chính thường là kho tàng của tranh vẽ và kinh Phật. Tháo chùa chính thường mọc lên sừng sững, và xung quanh là nhà thấp nên những ngôi chùa cao thường bị sét đánh và cháy rụi.
Trên nóc cao nhất của tháp chùa là một cột sắt- thường bị hiểu nhầm là cột thu lôi nhưng thực chất là mang mục đích trang trí với hình dạng những tán ô cách điệu. Ngày nay, chúng cũng có thể được dùng với mục đích phòng sét đánh cho chùa. Và người ta mới biết đến việc tiếp đất cho những cột sắt này từ năm 1749.
Ngoài ra, tháp chùa Nhật Bản thường có 5 mái, mỗi mái biểu trưng cho một nguyên tố lớn. Mái thấp nhất đại diện cho trái đất, mái thứ hai, thứ ba và thứ tư lần lượt đại diện cho nước, lửa, và gió, còn mái cao nhất đại diện cho bầu trời.
Hondo trong chùa Nhật Bản
Hondo (本堂) hay còn gọi là chính điện, là nơi tượng Phật được thờ phụng- nơi mang ý nghĩa tâm linh lớn nhất trong chùa Nhật Bản. Trước thế kỉ XII, người ta thường đặt tượng Phật tại tháp chùa, tuy nhiên, với việc tháp chùa dễ bị cháy và sét đánh, người ta đã bắt đầu xây dựng chính điện. Khi tham quan chính điện, bạn có thể nhìn thấy những pho tượng và bức tranh tuyệt vời mang đặc trưng Phật giáo Nhật Bản.
Hondo còn được gọi là Kondo, Butsudo hay Butsuden- chúng đều dùng để chỉ chính điện. Những nhánh Phật giáo khác nhau dùng những tên gọi khác nhau nhưng phong cách kiến trúc hoàn toàn giống hệt.
Kodo trong chùa Nhật Bản
Kodo hay còn gọi là giáo đường, là công trình nơi các buổi lễ lớn được tiến hành. Đây là nơi mà bạn có thể được diện kiến các nhà sư đang thiền hoặc tụng kinh.
Hojo trong chùa Nhật Bản
Hojo là nhà ở của trụ trì chùa. Chúng thường được đặt ở sân sau của chùa. Hojo thường được xây như những ngôi nhà rất giản dị. Tuy nhiên, trong trường hợp người dựng chùa có dòng dõi hoàng gia, nơi này sẽ rất đặc biệt.
Có một số trường hợp, những vương tử là người kiến lập chùa, hojo sẽ được xây dựng sánh ngang với những cung điện hoàng gia, và đây là một trong những cơ hội hiếm hoi cho khách tham quan tìm hiểu về kiến trúc nội thất hoàng gia Nhật Bản.
Ngoài ra, vì kiến trúc hẹp nên các ngôi chùa Nhật Bản không phải là nơi để những bức tượng Phật cho những tín đồ thành kính cúng bái. Thay vào đó, chùa là nơi lưu giữ những thánh vật và bảo vật.
Theo Japan-talk.com
Các tin tức khác
- Diễn văn Phật Đản PL.2564 - DL.2020 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN (20/04/2020 8:27)
- Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ thêm 150 triệu USD chống COVID-19 (19/04/2020 7:59)
- Sỹ Luân trân trọng từng phút giây cuộc đời (18/04/2020 8:12)
- Thăm chùa Từ Hiếu, ngôi cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế (16/04/2020 7:57)
- Tình người của chuỗi “siêu thị hạnh phúc 0 đồng” tại TT Huế (15/04/2020 7:58)
- Diễn viên Đại Nghĩa lắp nhiều 'ATM gạo' (15/04/2020 7:52)
- Làng Sen Việt Nam Long An mang dấu ấn Phật giáo đậm tính nhân văn (13/04/2020 7:52)
- Lần đầu sau 30 năm, người Ấn Độ nhìn thấy dãy Himalaya từ miền bắc (11/04/2020 7:58)
- Quách Thanh Lâm – Chàng Á vương ăn chay trường và tình yêu động vật ( 8/04/2020 7:58)
- Các Chùa, tự viện chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch Covid-19 ( 7/04/2020 8:07)