Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa được kết thành từ hàng triệu mảnh ve chai

1/08/2020 6:08
Chùa Linh Phước (cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km) được người dân địa phương ở đây gọi là “chùa Ve Chai”, bởi ngôi chùa có kiến trúc đặc biệt, được xây dựng từ các mảnh sành chén, đĩa, ấm, tách vỡ và được ghép lại với nhau một cách độc đáo.

Sư thầy đi xin ve chai xây chùa

Theo Đại đức Thích Hạnh Định - Trị sự chùa Linh Phước, người gắn bó với chùa từ nhỏ, tập thể làm nên ngôi chùa ve chai độc đáo này là những nghệ nhân gạo cội đến từ cố đô Huế. Các công trình trong chùa hoàn toàn không có bản vẽ cố định xuyên suốt, mà các nghệ nhân triển khai trên ý tưởng, chủ đề do các sư thầy nói ra.

Để có đủ miếng, ve chai, sành sứ cho công trình này, các Sư thầy đã phải đi xin ve chai từ nhà máy bia rượu, chén bát và đi gom mua từ người dân sống ở tỉnh Lâm Đồng. Chai nước ngọt, vỏ chai xì dầu, chai bia, chén bát vỡ... đều được tận dụng để xây chùa.

Chùa Ve Chai tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, trên quốc lộ 20. Ảnh: Sưu tầm.

Chùa Ve Chai tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, trên quốc lộ 20. Ảnh: Sưu tầm.

Theo tìm hiểu, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do một số Tăng Ni, Phật tử từ Thừa Thiên – Huế đến xây dựng. Tuy nhiên chùa được nhiều người biết đến kể từ năm 1990 khi Đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Ảnh: Sưu tầm.

Theo tìm hiểu, chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952 do một số Tăng Ni, Phật tử từ Thừa Thiên – Huế đến xây dựng. Tuy nhiên chùa được nhiều người biết đến kể từ năm 1990 khi Đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Ảnh: Sưu tầm.

Được biết đến như ngôi chùa lớn nhất Đà Lạt, chùa Ve Chai mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương. Ảnh: Sưu tầm.

Được biết đến như ngôi chùa lớn nhất Đà Lạt, chùa Ve Chai mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách hành hương. Ảnh: Sưu tầm.

Sau khi thu gom, các Sư thầy phải xúc rửa từng món rồi cắt ra từng mảnh để khảm một cách dày công. Một trong những việc khó khăn nhất là cắt chai bằng thủy tinh. Đặc biệt, tất cả các công đoạn đều thực hiện thủ công, rất tỉ mỉ và nhọc nhằn.

Theo đó, các thầy phải nhóm bếp củi và nung nóng một cây sắt tròn rồi đặt chai vào lăn cho nóng, nhúng vào nước lạnh để cắt đi phần dư. Từ những thân chai đã cắt, các nghệ nhân mới dùng dao cắt kính để mài gọt nên từng mảnh miếng với hình thù khác nhau.

“Thời thầy còn là một chú tiểu, thầy phụ các nghệ nhân ở những công đoạn thủ công nhất. Công việc của thầy là đi nhặt và cắt chai. Mảnh chén rất bén, đụng đến là chảy máu. Chuyện đứt tay đứt chân là rất bình thường. Nhưng khi làm quen rồi thì không bị nữa. Sau một thời gian, các thầy trở nên điêu luyện với công việc đó”, Đại đức Thích Hạnh Định kể.

Ý tưởng làm chùa bằng ve chai không phải là ý tưởng mới mà trước đó, rất nhiều công trình đặc sắc ở Huế cũng mang lối kiến trúc này. Chùa Linh Phước cũng được làm nên từ những nghệ nhân lành nghề đến từ Huế. Công trình đầu tiên bằng ve chai là cột rồng uốn lượn được làm nên từ những vị trưởng lão lành nghề nhất. Giờ đây, nhiều người trong số họ đã không còn nữa.

Đến bây giờ, nhà chùa vẫn không ước lượng được đã dùng bao nhiêu chai lọ để làm nên ngôi chùa này. “Cách đây 10 năm, diện tích khảm miểng là 6.666,84m2. Cho đến nay, diện tích tăng rất nhiều, có thể gấp đôi hoặc hơn thế. Nói chung là không thể thống kê được”, Đại đức Thích Hạnh Định cho biết.

Ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo. Đây cũng là điểm đến ưa thích của các Phật tử, thu hút cả du khách trong và ngoài nước.

Ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo. Đây cũng là điểm đến ưa thích của các Phật tử, thu hút cả du khách trong và ngoài nước.

Ngôi chùa được gắn liền với tên

Ngôi chùa được gắn liền với tên "chùa Ve Chai" bởi lối kiến trúc đặc biệt với các bức tường được khảm bằng những mảnh chén, bát vỡ đầy màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Ảnh: Sưu tầm.

Ngôi chùa đang nắm giữ 11 kỷ lục

Trước sân chùa là tòa Linh Tháp 7 tầng cao hơn 37m, được coi là tháp chuông chùa cao nhất Việt Nam. Trong lòng tháp treo Đại Hồng Chung cao 4,3m, miệng chuông rộng 2,33m, nặng 8.500kg, được đúc vào năm 1999, trước đây được xem là chuông nặng nhất Việt Nam.

Từ ngoài bước vào, du khách bị thu hút bởi một công trình đồ sộ khác. Đó là con rồng dài 49m được làm bằng 12.000 vỏ chai lọ, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Chánh điện của chùa là một công trình kiến trúc độc đáo dài 33m, rộng 12m.

Chiếc chuông lớn nhất nhất Việt Nam sở hữu chiều cao 4,3 m, nặng 8,5 tấn. Miệng chuông rộng 2,33 m. Sản phẩm này được chế tác kỳ công trong suốt 1 năm bởi các nghệ nhân đúc chuông 3 đời đến từ Huế. Ảnh: Sưu tầm.

Chiếc chuông lớn nhất nhất Việt Nam sở hữu chiều cao 4,3 m, nặng 8,5 tấn. Miệng chuông rộng 2,33 m. Sản phẩm này được chế tác kỳ công trong suốt 1 năm bởi các nghệ nhân đúc chuông 3 đời đến từ Huế. Ảnh: Sưu tầm.

Dọc hai bên chánh điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn.

Ngoài ra, chùa Linh Phước có gian thờ 108 tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9m kể cả tòa sen, được làm bằng bê tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía ngoài là bức phù điêu cảnh Bồ đề Thọ rất sống động. Phía sau Tổ đường thờ Bồ đề Đạt Ma, bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

Chùa Linh Phước còn có tấm mộc bản kích thước khá lớn được khắc đầy chữ Hán và là một hiện vật quý giá của chùa. Đây không chỉ là một bản khắc gỗ, mà là một bản khắc gỗ kinh Phật độc đáo trên địa bàn TP.Đà Lạt. Hiện tấm mộc bản được treo trang trọng trong phòng trưng bày cùng với các bộ hiện vật bằng đồng quý giá của chùa.

Với các công trình độc đáo của mình, chùa Linh Phước hiện có 11 công trình xác lập kỷ lục Việt Nam, châu Á và thế giới, gồm: Tháp chuông cao nhất Việt Nam (36m); Tượng Phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam; Tượng Bồ đề Đạt Ma bằng gỗ lớn nhất Việt Nam; Tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 600.000 bông hoa bất tử; Ngôi chùa tạo tác bằng khảm miểng nhiều nhất.

“Song tùng bách hạc”- tác phẩm nghệ thuật được xác lập kỷ lục Việt Nam; Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam (chiều dài đường hầm địa ngục khoảng 300m); Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam; Tượng Khổng tước vương (chim công) bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam; Bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam (dài 15m); Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm nằm bên trái tháp 7 tầng, có chiều cao 17 m, nặng khoảng 3 tấn.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm nằm bên trái tháp 7 tầng, có chiều cao 17 m, nặng khoảng 3 tấn.

chua-ve-chai_homeAZ.vn 7
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát kết bằng hoa bất tử tại chùa Ve Chai - Đây được xem là một trong những nét nổi bật trong kiến trúc gây ấn tượng đối Phật tử, du khách...

Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát kết bằng hoa bất tử tại chùa Ve Chai - Đây được xem là một trong những nét nổi bật trong kiến trúc gây ấn tượng đối Phật tử, du khách...

Với các công trình độc đáo của mình, chùa Ve Chai hiện được công nhận 11 kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á và Thế giới.

Với các công trình độc đáo của mình, chùa Ve Chai hiện được công nhận 11 kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á và Thế giới.

Các tin tức khác

Back to top