Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, quy y Tam Bảo không có nghĩa là xuất gia tu hành. Đây là một nghi lễ của đạo Phật, được coi như điểm khởi đầu của phật tử đi theo giáo lý đạo Phật. Nói nôm na Quy y Tam Bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng, sống theo gương của Phật, y giáo pháp luyện rèn luyện tâm tính và vâng lời nhắc nhở chư Tăng.
Phía Tập đoàn Hoa Sen không cung cấp thông tin chính thức nào về việc ông Lê Phước Vũ quy y khi đây là việc cá nhân của doanh nhân này. Tuy nhiên, trên trang tin Người Phật tử đã cung cấp một thông tin mới đằng sau việc quy y của ông Vũ.
Trang tin được thành lập bởi nhóm tu sĩ và cư sĩ Phật tử, do Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chứng minh sư.
Theo đó, Đại đức Thích Như Kiên, Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, Trụ trì Chùa Phước Lạc thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai – người quỳ bên cạnh ông Vũ trong lễ quy y đã cho biết, Đại đức và ông Lê Phước Vũ được Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN và Thượng toạ Thích Thanh Phong, Trưởng ban Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN, Trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) hướng dẫn đến Tổ đình Viên Minh sam bái Đức Pháp chủ.
Tại Tổ đình Viên Minh, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn tôn Hoa Sen đã xin Đức Pháp chủ chứng minh, làm phép xuất gia (tức nghi thức xuất gia tượng trưng) cho ông và cho phép ông, 8 năm sau, sau khi giải quyết ổn thỏa công việc của Tập đoàn Hoa Sen thì mới chính thức xuất gia.
Đức Pháp chủ đã làm phép phương tiện, cắt một nhúm tóc của ông Vũ trong tiếng tụng kinh gia trì của chư tôn đức hiện diện. Sau đó, Đức Pháp chủ ban cho ông Vũ hiệu là Tường Vân (nghĩa là mây lành).
Đại đức Thích Như Kiên cũng cho biết, trước đây ông Lê Phước Vũ thọ trì tam quy ngũ giới với bổn sư là cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN với pháp danh Hoằng Lược.
"Năm 2011, ông Lê Phước Vũ khởi công xây dựng dự án Đại tùng lâm Hoa Sen (tên chính thức được cấp phép là dự án "Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái và văn hoá tâm linh B’ Nom Lunu - Hoa Sen).
Đại tùng lâm Hoa Sen tọa lạc tại xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, có tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng trên diện tích gần 600 ha. Dự án này đến nay vẫn chưa hoàn thành sau gần 10 năm," Đại đức Thích Như Kiên cho biết thêm.
Ông Vũ xin Đức Pháp chủ cho phép ông 08 năm sau mới chính thức xuất gia, sống đời phạm hạnh với hy vọng chừng ấy thời gian ông có thể giải phóng dứt điểm "gánh nợ" của Tập đoàn Hoa Sen và sau khi ông đã "Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đớn lòng."
Các tin tức khác
- Ca sĩ Ngọc Sơn nhận nuôi dưỡng hàng trăm hoàn cảnh bất hạnh đến cuối đời (18/07/2020 6:17)
- Thưởng lãm các bức thư pháp "thiền định" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (13/07/2020 6:13)
- Tổ đình Từ Hiếu: Miền an lạc chốn thiền môn xứ Huế (12/07/2020 8:23)
- Ca sĩ Phương Thanh: Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gặp Phật ( 9/07/2020 8:01)
- Tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Oakland ( 8/07/2020 7:55)
- Campuchia: Quần thể đền Angkor vắng bóng du khách vì Covid-19 ( 5/07/2020 7:59)
- TP.HCM: Ban Trị sự họp mở rộng ngày 4-7-2020 ( 4/07/2020 8:33)
- Chùa Bút Tháp với những nét kiến trúc độc đáo ( 3/07/2020 8:27)
- Ban Thường trực BTS Phật giáo TP.HCM tiếp tục thăm trường hạ ( 2/07/2020 7:50)
- Tp. HCM: Nét đẹp tại hạ trường Từ Nghiêm Q.10 ( 2/07/2020 7:46)