Chùa Minh Thành – Ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản

9/08/2020 8:09
Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku.
Tam quan chùa Minh Thành.

Tam quan chùa Minh Thành.

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách. Được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ Phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.

Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi hòa thượng Thích Giác Đạo trên diện tích 20.000 m2, là nơi thờ cúng, dâng hương của Phật tử trong vùng.

Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi hòa thượng Thích Giác Đạo trên diện tích 20.000 m2, là nơi thờ cúng, dâng hương của Phật tử trong vùng.

Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Diềm mái cong vút của tòa chánh điện được trang trí thêm linh vật rồng, mây đắp nổi.

Diềm mái cong vút của tòa chánh điện được trang trí thêm linh vật rồng, mây đắp nổi.

Chùa Minh Thành hiện do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 lên chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Đại Đức Thích Tâm Mãn từng du học Đài Loan và tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên của Việt nam tốt nghiệp khoa này.

Một trong hai pho tượng đắp nổi nằm đối xứng hai bên cửa ra vào chánh điện.

Một trong hai pho tượng đắp nổi nằm đối xứng hai bên cửa ra vào chánh điện.

Kiến trúc của ngôi chùa hội tụ tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Ngôi Chánh Điện có hai tầng, Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện. Chánh điện chùa bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, vòng tròn này là căn bản vũ trụ luận của Mật giáo. Thông thường, có hai bộ mạn-đà-la. Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật. Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài. Mỗi mạn-đà-la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.

Bên trong chánh điện chùa Minh Thành. Các bức tượng làm bằng gỗ phủ sơn cao khoảng 4 m nằm đối xứng hai bên chánh điện. Nền tường tạo thành từ khoảng 3.000 ô nhỏ đặt áp vách, thể hiện hình ảnh Đức Phật trong tư thế ngồi thiền.

Bên trong chánh điện chùa Minh Thành. Các bức tượng làm bằng gỗ phủ sơn cao khoảng 4 m nằm đối xứng hai bên chánh điện. Nền tường tạo thành từ khoảng 3.000 ô nhỏ đặt áp vách, thể hiện hình ảnh Đức Phật trong tư thế ngồi thiền.

Một trong bốn bức tượng Quan Âm trong chánh điện.

Một trong bốn bức tượng Quan Âm trong chánh điện.

Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật dài 6m và cao 1,2m. Bốn pho tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt với chiều cao 8m, ngang 3,5m được đặt ở 4 góc của chánh điện. Các tượng Phật được bài trí áp vách với hơn 3.000 bức tượng. Đặc biệt, 18 bức tượng La Hán được làm hoàn toàn từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1,3m nặng gần 300 kg, tất cả đều được sơn vàng rất hài hòa và đẹp mắt. 

Một tiểu cảnh bên cạnh chánh điện được trang trí với tượng Phật, hồ nước, cây cảnh, bonsai và hành lang xung quanh.

Một tiểu cảnh bên cạnh chánh điện được trang trí với tượng Phật, hồ nước, cây cảnh, bonsai và hành lang xung quanh.

Trước ngôi chánh điện nằm ở hai bên phải trái là 2 ngọn tháp: tháp chuông và tháp Tổ khai sơn. Ngay trước sân chùa là bức tượng Di Đà bằng đá, cao 7,5 m và nặng đến 40 tấn được đặt ngay giữa hồ Liên Trì với sen hồng quanh năm. Phía trước ao Liên Trì là lư hương bằng đồng cao đến 4 m và nặng hơn 4 tấn, đây được xem như là lư hương bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Nằm bên trái chùa là bảo tháp Xá Lợi 9 tầng cao 70 m với đỉnh tháp nhọn uy nghi vươn lên bầu trời xanh.

Tháp chuông

Tháp chuông

117121399_1555433434629008_7009187455109595217_o
117114052_1555819651257053_8312130956177460839_o
Bảo tháp xá lợi cao tới 9 tầng cao 70 m, và nằm phía bên trái chánh điện.

Bảo tháp xá lợi cao tới 9 tầng cao 70 m, và nằm phía bên trái chánh điện.

Những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tượng ở nơi đây dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được gói trọn vào đây.

Tất cả lối kiến trúc đó đã làm bức tranh của chùa thêm phần lộng lẫy, kiêu sa nhìn từ xa giống như một cung điện thu nhỏ nơi phố núi mù sương Pleiku.

Tất cả lối kiến trúc đó đã làm bức tranh của chùa thêm phần lộng lẫy, kiêu sa nhìn từ xa giống như một cung điện thu nhỏ nơi phố núi mù sương Pleiku.

Những tiểu cảnh bố trí trong khuôn viên chùa.

Những tiểu cảnh bố trí trong khuôn viên chùa.

Phía ngoài khuôn viên chùa được sắp xếp xen kẽ nhiều tiểu cảnh như hồ nước, cây xanh, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên trong xanh, tươi mát, hài hoà giữa không khí uy nghiêm của ngôi chùa. Đến với chùa Minh Thành, Phật tử cũng như du khách bỗng lắng xuống để bỏ lại tất cả những lo toan đằng sau, hòa mình vào thiên nhiên và không gian thanh tịnh.

Tôn tượng Phật bà Quan âm tại chùa.

Tôn tượng Phật bà Quan âm tại chùa.

Hàng tượng La Hán tại chùa Minh Thành.

Hàng tượng La Hán tại chùa Minh Thành.

Các tin tức khác

Back to top