Theo quy định của tất cả các ngôi chùa tại đất nước Myanmar, giày dép phải để bên ngoài, kể cả tất, vớ các loại.Ở Golden Rock, khu vực để dép và dày cách chùa quãng gần chục phút đi bộ. Cũng như ở một nơi khác, khu vực để giày dép hay có 1 người trông coi.
Nửa đêm xuống thì không thấy dép giày của mình còn nữa. Chúng tôi nghĩ cũng bình thường bởi ở nơi công cộng như thế này, chuyện mất giày dép là bình thường.Hơn nữa chúng tôi lại rời Golden Rock quá muộn. Đi chân đất về khách sạn và cả 3 chúng tôi nghĩ đến phương án tìm mua giày dép mới để quay về Bago rồi đi tiếp Yagon cũng như các vùng khác.
Sáng hôm sau, chúng tôi ngủ dậy từ 3 giờ sáng để lên lễ Phật. Dĩ nhiên là đi chân đất từ khách sạn vì chưa kịp mua gì cả. Tuy nhiên, lúc 7h sáng, khi xuống núi quay về khách sạn, chúng tôi bất ngờ thấy giày dép của mình còn nguyên. Hóa ra người quản lý đã cất giùm chúng tôi.
Chuyện thứ 2 cũng đáng chú ý – một bạn trong đoàn quên một túi đồ khá lớn. Trong túi có đồ ăn và một số vật dụng khác. Đa phần mọi người nghĩ rằng đã mất, quay lại làm gì còn. Bất ngờ vô cùng cho cả đoàn: túi đồ vẫn ở nguyên chỗ cũ không hề suy chuyển vị trí.
Bán xong tiền để ngay xuống trước mặt không hề cất đi.
Hơn 22h đêm chúng tôi ghé thăm một cửa hàng bán tượng gỗ ở Bagan với mong muốn mua quà.Một số bạn đã mua được những món đồ như ý và thanh toán.Tuy nhiên, anh chủ cửa hàng nhận tiền và để ngay trên bàn, không hề cất vào ngăn kéo hay bỏ vào túi mình. Cũng rất lạ rằng cửa hàng với biết bao đồ đạc mà ban đêm không cần cổng cao tường lớn để bảo vệ, để chống trộm cắp như ở Việt Nam. Mà mỗi món đồ gỗ này đều khá đắt tiền.Thật là lạ.
Tại hồ Inle, chúng tôi đi tham quan một chợ phiên.Ở đây bán rất nhiều hàng hóa, trong đó có nhiều đồ lưu niệm.Tôi chủ yếu đi ngắm và khám phá.Tuy nhiên tôi đã chụp được khá nhiều bức ảnh mà các chủ cửa hàng chỉ để tiền trên quầy, có khi đè lên cục đá hay món đồ định bán.Họ không hề cất tiền đi. Tôi cứ nghĩ: ở Việt Nam ta, cất tiền vào túi, cho tiền vào tủ còn mất chứ nói gì… Ở nhà mình mà để thế này, quay đi quay lại mất ngay là chắc.
Cất tiền kiểu Myanmar
Trong 1 cửa hàng bán tượng gần Mahamoni thành phố Mandalay, chúng tôi cũng thấy chủ cửa hàng để tiền ngay trên lối đi.Lại vẫn hớ hênh sờ sờ trước mặt khách tham quan.Lạ thật.
Ngày cuối trước khi rời Yangon, chúng tôi đi chơ trung tâm.Thời gian còn ít nên các thành viên trong đoàn tranh thủ mua sắm.Anh Đương bạn tôi móc ví trả tiền cho chủ và để nguyên lại ví tiền nơi đó. Lát sau, chủ cửa hàng tìm được môt người Việt (may thay là thành viên đoàn tôi) để nhờ nhắn xem có ai Việt Nam quên ví tiền để quay lại lấy. Anh Đương quay lại nhận ví còn nguyên vẹn trong sự ngỡ ngàng.Tôi không biết trong ví anh còn bao nhiêu chạt (tiền Myanmar) và bao nhiêu đô la, nhưng chắc cũng không ít.Vậy mà họ không tham.
Người Myanmar thật thà lắm. Chuyện người Myanmar thời nay làm tôi nhớ đến người dân tộc thiểu số Việt Nam thời xưa tôi được nghe kể, khi còn nhỏ. Rằng ở các vùng tây bắc, người ta thu hoạch lúa và để ngoài đồng. Rằng cửa nhà mở thoải mái mà không ai lấy của ai.Chuyện ngày xưa.Ở ngay Việt Nam ta.
Vào thế kỷ 21 này thật khó tìm ra nơi nào nghèo mà lại thật thà như ở Myanmar.Người Myanmar hình như không trộm cắp bao giờ. Người Myanmar tin rằng mọi người khác cũng không trộm cắp.
Bạn có biết tại sao người Myanmar như vậy không?Bởi họ là Phật tử nghiêm túc.Mà bạn có biết Phật tử là ai không? – Là người đã quy y Tam Bảo: Phật, Pháp Tăng và cam kết giữ 5 giới. Bởi là Phật tử nên dĩ nhiên họ giữ giới thứ 2: Không lấy bất cứ thứ gì mà không phải của mình.
Tôi nhắm mắt lại và nghĩ đến 2 điều: Nay mai người dân của những nước không thật thà đến đây có thể tranh thủ sự thật thà của người địa phương để trộm cắp và sẽ làm người dân Myanmar buồn. Và liệu sự thật thà và tin tưởng nhau như người Myanmar sẽ kéo dài thêm bao lâu nữa, hay lại mất đi như ở một số vùng cao của Việt Nam ta.
Tôi lại nhắm mắt và ước mơ về một Việt Nam sẽ có trên 80% dân số là Phật tử thực thụ: quy y và cam kết giữ 5 giới. Khi đó Việt Nam sẽ là một thiên đường, là cõi trời, là Niết bàn ngay nơi trần thế.
Và tôi mong mọi người Việt Nam ta tranh thủ sang Myanmar, đất nước còn nghèo hơn Việt Nam ta rất nhiều để học tính thật thà của họ. Học để ứng dụng cho chính mình và gia đình mình. Mong lắm, ai ơi!
Nguồn: nguoiphattu.com
Các tin tức khác
- GHPGVN báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị Vesak 2014 (13/03/2014 10:33)
- Mandalay, thành phố dưới chân ngọn đồi thiêng ( 7/03/2014 11:01)
- Độc đáo tu viện Key Gompa - Ấn Độ ( 6/03/2014 10:35)
- Học sinh trường Daylesford học hỏi theo con đường nhà Phật ( 4/03/2014 7:31)
- Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nhìn từ trên cao ( 4/03/2014 1:53)
- Chiêm ngưỡng ngôi Bảo Tháp lộng lẫy ở trung tâm TP.HCM (25/02/2014 1:42)
- Thông điệp chánh niệm từ Facebook (22/02/2014 2:28)
- Lễ tự tứ kết thúc khóa an cư kết đông 2013 - 2014 (19/02/2014 1:18)
- Lời chúc đầu năm của Thầy Làng Mai (17/02/2014 11:58)
- Thiền và bệnh viện (11/02/2014 1:17)