Đối mặt với nó một cách bình thản và nhờ đó, họ luôn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống trước khi tới gặp tử thần.
Trong chuyến tham quan tới Thimphu - thủ đô của Bhutan, một du khách vô tình ngồi chung chuyến xe với Karrma Ura - người dân bản địa có phong thái giản dị và dễ gần. Lúc trà dư tửu hậu, vị khách phương Tây đã kể về sức khỏe của mình cùng những trải nghiệm bệnh tật khiến ông hoảng sợ như tự nhiên khó thở, chóng mặt, tê bàn tay, chân. Ông đã nghĩ đến một cơn đau tim và nỗi lo lắng đó khiến vị khách gần như phát điên, vội vàng tìm đến bác sĩ.
"Chẳng có vấn đề gì đâu", Ura bình thản trấn an vị khách, "anh nên nghĩ về cái chết ít nhất năm phút một ngày. Việc đó sẽ chữa khỏi mọi căn bệnh". Vị khách lạ dường như chết lặng trước câu nói của người đàn ông và hỏi một câu với thái độ hoài nghi: "Bằng cách nào chứ?".
"Anh chỉ việc nghĩ về nó, cái chết và sự sợ hãi rằng bản thân sẽ qua đời trước khi trông thấy lũ trẻ của mình lớn lên. Anh chỉ cần nghĩ về những vấn đề khiến mình lo lắng như thế thôi", Ura trả lời.
Không chỉ Ura, phần lớn người dân Bhutan đều nghĩ về cái chết mỗi ngày. Đối với họ, đây không phải là một điềm gở, cũng chẳng phải nỗi buồn hay sợ hãi. Chính sự đối mặt với cái chết khiến họ mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực hơn. Nhờ đó, dân bản địa nơi đây trân trọng cuộc sống, biết tận hưởng từng giây phút vui vẻ bên mọi người.
"Những người giàu ở phương Tây không chạm vào xác chết, vết thương hay sự thối rữa. Đây cũng là một vấn đề. Chúng ta phải sẵn sàng cho thời điểm mà chúng ta không còn tồn tại nữa chứ", Ura giải thích về việc người dân thường nghĩ về cái chết.
Thực tế, trong văn hóa dân bản xứ, cái chết được mỗi người nghĩ tới 5 lần một ngày. Họ không cô lập cái chết giống người phương Tây.
Hình ảnh của nó xuất hiện khắp nơi tại quốc gia này, đặc biệt là trong các ngôi đền, chùa và tích gắn liền với Phật giáo. Người qua đời sẽ được để tang 49 ngày nhằm thể hiện sự đau buồn từ gia đình, thân nhân.
Trong một nghiên cứu của Đại học Kentucky, Mỹ do hai giáo sư tâm lý tên Nathan DeWall và Roy Baumesiter cùng hàng chục sinh viên thực hiện, họ nhận thấy sự kỳ diệu trong suy nghĩ về cái chết ở người dân nơi đây.
Với những người thường xuyên nghĩ tới tử thần, họ sẽ bình thản hơn khi đối mặt với cái chết và coi nó như một phần của cuộc sống, dù có thích hay không. Từ đó, suy nghĩ của họ theo chiều hướng tích cực để tận hưởng cuộc sống hơn. Một trong số đó chính là "niềm vui".
Ngoài ra, người dân Bhutan có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về cõi tử vì họ tin vào thuyết luân hồi trong Phật giáo với kiếp này và kiếp sau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ không thấy đau buồn hay sợ hãi. "Chỉ là chúng tôi đối diện với nó mà thôi", Ura giãi bày.
Chùm hình ảnh về đất nước Bhutan, "quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới":
Thủ đô duy nhất không có đèn giao thông.
Du khách sẽ thường xuyên bắt gặp người dân trong những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ.
Nhà vua Bhutan thứ 5 chăm sóc đến hạnh phúc của dân chúng Bhutan.
Quốc giáo ở Bhutan với hơn 70% dân số là Phật tử.
Taktshang, tu viện Phật giáo nổi tiếng nhất ở Bhutan.
"Hãy cùng nhau mỉm cười với cuộc sống"
Bài viết: Anh Minh
Ảnh: BBC, Christopher Michel, Göran Höglund (Kartläsarn), etc.
Các tin tức khác
- Choáng ngợp hàng nghìn tượng Phật thiêng xuyên núi (25/04/2015 11:58)
- Công Vinh quy y tam bảo (22/04/2015 4:34)
- Những điều không thể kỳ diệu hơn tại quốc gia hạnh phúc nhất thế giới (22/04/2015 4:27)
- Ngôi làng của 40.000 nhà sư ở Trung Quốc (20/04/2015 11:30)
- Doanh nhân tìm về các khóa học chánh niệm (20/04/2015 4:34)
- Hội nghị Phật giáo và Nhà Trắng (19/04/2015 5:12)
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất viện (17/04/2015 12:42)
- Nghiêng mình thán phục người dân xứ Phù Tang. (17/04/2015 12:36)
- Những ngôi chùa ấn tượng nhất Trung Hoa (16/04/2015 1:01)
- Yonggungsa - ngôi chùa bên bờ biển độc đáo nhất xứ Kim Chi (10/04/2015 4:44)