Trong hai người họ, người tiền nhiều như nước lại đau khổ, người không có tài sản lại hạnh phúc. Tại sao?
Pháp sư Quả Nghĩa (thứ 3 từ trái sang) và Trương Triều Dương (chính giữa)
Trương Triều Dương nói: “Cuộc sống của tôi đầy rẫy cạnh tranh, nguy cơ và áp lực, khác xa với vẻ quang vinh, đắc ý mà người ngoài nhìn thấy, chỉ một mình tôi lặng lẽ chịu đựng nỗi cô đơn.”
“Bắt đầu từ khoảng 2 năm trước, tôi cảm thấy mình không được ổn, tôi không hiểu vì sao mình lại nghĩ như thế, và tôi không có cách nào để khắc phục. Việc này dẫn đến khi làm việc tôi luôn cảm thấy thấp thỏm, bất an. Vì vậy, tôi nói với các nhân viên rằng tôi không thể làm việc nữa, tôi phải đi giải quyết vấn đề của mình.” Trương Triều Dương tiết lộ, ông từng thử đi Mỹ tìm bác sỹ tâm lý, đọc rất nhiều sách về tâm lý, và lục lọi cả trong triết học phương Đông để tìm hiểu nguyên nhân trạng thái lo âu của mình.
Năm 2012, các ông lớn ngành mạng internet Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt, nhưng ngay lúc dầu sôi lửa bỏng đó, “lão tướng mạng internet” Trương Triều Dương lại bế quan tu hành Phật pháp đến gần 2 năm. Trương Triều Dương cho biết, sau khi bế quan, ông có 3 sự thay đổi về việc tiếp xúc mọi người, về sự khiêm nhường và về quan niệm hạnh phúc. “Trước đây tôi từng cho rằng người khác tiếp cận tôi đều là có mục đích, rất ít khi để mắt đến những ai chủ động tiếp cận mình. Giờ tôi đã thay đổi hoàn toàn, mỗi phút trôi qua đều rất có ý nghĩa, bất cứ ai nói chuyện với tôi vào bất cứ thời gian nào, tôi đều cảm thấy có ý nghĩa, họ cũng là một bộ phận trong sự sống của tôi… Trước đây tôi từng cho rằng, càng nhiều tiền, càng có danh tiếng, sẽ càng hạnh phúc. Nhưng qua 2 năm bế quan, tôi nhận ra tiền nhiều không đảm bảo sẽ có hạnh phúc, hạnh phúc không liên quan gì đến tiền nhiều hay ít. Tôi có nhiều tiền như vậy, nhưng lại vô cùng đau khổ. Càng có tiền, càng thành công, nếu không tự quản lý tốt bản thân, sẽ càng dễ làm cho mình rơi vào sự đau khổ về tinh thần.”
Pháp sư Quả Nghĩa kể: “Trong ấn tượng của tôi, anh Triều Dương lúc nhỏ thường thích chơi trò hòa thượng và đạo sĩ, hay kể cho chúng tôi nghe chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh, sâu thẳm trong nội tâm của anh ấy là một tình cảm tôn giáo nồng nàn. Ngày 27-05-2011, khi đến chùa Pháp Môn thăm tôi, anh ấy đã nói: “Nếu thầy không xuất gia, người ở đây có lẽ là con, cũng có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ trở về cùng một nơi dù đang đi khác lối.” Chị gái và em trai của tôi cũng có tình cảm tôn giáo sâu sắc, mỗi lần đến chùa Pháp Môn, đều xin tôi rất nhiều sách Phật đem về đọc.
Khi được hỏi về cảm xúc của mình sau khi xuất gia gần 20 năm, Pháp sư Quả Nghĩa nói: “Phật pháp là chân thực bất hư, nếu bạn tu hành tinh tấn, đạt đến một cảnh giới nhất định, những phiền não trong đời sống và những lo nghĩ chuyện thế gian của bạn đều sẽ tiêu trừ hết. Tôi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, bắt đầu tiếp xúc với Phật pháp trong thời gian học đại học, và lễ thiền sư Tịnh Nhất ở ngôi chùa Ngọa Long nổi tiếng tại Tây An làm thầy. Khi đó, tôi cũng có rất nhiều lo nghĩ, tôi là người học khoa học, hoàn toàn không mê tín, việc gì cũng thích tìm hiểu cho ra ngô ra khoai. Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân bổ về một đơn vị nghiên cứu khoa học ở Tây An, môi trường làm việc rất tốt, nếu tôi không xuất gia, chắc chắn sẽ được tiếp tục học lên tiến sỹ… Một ngày nọ, ân sư Tịnh Nhất nói với tôi, thầy muốn đi đến núi Kê Túc ở Vân Nam để bế quan. Tôi bèn đi cùng với thầy, từ biệt trần thế, bước lên con đường nhân sinh hoàn toàn mới mẻ. Cùng với dòng chảy của thời gian, nhờ không ngừng thực hành Văn, Tư, Tu, tất cả nghi hoặc, lo nghĩ của tôi trước đây đều dần dần biến mất. Và, tôi đang sống rất hạnh phúc…”
Tâm là vô hình, vô hạn, tiền là hữu hình, hữu hạn, làm sao có thể dùng cái hữu hình, hữu hạn để lấp đầy cái vô hình, vô hạn? Tiền tài là thuộc về thế giới vật chất, hạnh phúc là thuộc về thế giới tinh thần, làm sao có thể đem thế giới vật chất thay thế cho thế giới tinh thần?
Vậy phải làm thế nào? Rất đơn giản, đem mạng sống và tiền tài hữu hạn dành trọn cho giá trị sống và ý nghĩa sống vô hạn, dùng thế giới vật chất hữu hình kiến tạo thế giới tinh thần vô hình. Cũng chính là nói, con người muốn được hạnh phúc, không phải là sở hữu tri thức, quyền lợi và tiền tài, mà là tìm kiếm cho mình một tín ngưỡng vững chắc, từ trong tín ngưỡng đó bừng tỉnh, giác ngộ, rồi tự nhiên sẽ thấy rõ những điều tốt, giá trị, niềm vui và hạnh phúc của cuộc sống.
Theo CHP
Các tin tức khác
- Thảo luận về những vấn đề nóng của nghi lễ Phật giáo VN ( 8/10/2015 3:46)
- TP.HCM: Khai mạc Khóa bồi dưỡng trụ trì 2015 ( 7/10/2015 3:30)
- Chùm ảnh ngôi cổ tự Wat Arun ở Thái Lan ( 3/10/2015 4:51)
- Phật tử Lý Gia Thành, người giàu nhất châu Á (28/09/2015 5:01)
- Sri Lanka: Tổng thống Maithripala Sirisena viếng thăm chùa Răng Phật (23/09/2015 4:01)
- Myanmar: Chùm ảnh chuẩn bị 10 nghìn vị Tăng diễu hành vị trí hình ảnh đẹp ấn tượng (22/09/2015 3:39)
- Vì sao Lý Liên Kiệt học Phật? (19/09/2015 3:19)
- Những sao Việt trở thành đệ tử chốn Phật môn ( 7/09/2015 4:28)
- Đại sứ Mỹ đội mưa đi chùa báo hiếu cha mẹ (29/08/2015 3:42)
- Chú tiểu Thái Lan bé xíu đáng yêu (25/08/2015 10:54)