Ngôi danh lam cổ tự Ta Som có từ thế kỷ 12 ở Campuchia

7/07/2017 2:30
Ngôi danh lam cổ tự Ta Som (ប្រាសាទតាសោម), một ngôi cổ tự nhỏ trong quần thể Angkor, Cambodia, được thành lập vào cuối thế kỷ 12 do đức Quốc vương Jayavarman VII (*) (Tại vị 1181-1215 (?) kiến tạo, Đông Bắc Angkor Thom và Đông Neak Pean. Ngôi tự viện Phật giáo được xây dành cho phụ hoàng của vua Jayavarman VII.

 

 
 
Ngôi cổ tự có tường bao xung quanh giống hai ngôi cổ tự Preah Khan và Ta Prohm đã bỏ hoang phế, cây cối mọc đầy... Năm 1998, Hội Bảo tồn Di tích (World Monuments Fund (WMF) đã tái thiết. 
 
 
 
 
 
 
 

(*) Đức Quốc vương Jayavarman VII, vị minh quân phật tử, nổi tiếng nhất của người Khmer và là vị anh minh hoàng đế xây dựng nhiều đền đài nhất thời Angkor. Các công trình xây dựng dưới thời ngài trị vì là: Ta Prohm, Preah Khan, Jayatataka Baray,Neak pean, Ta Som, Ta Nei, Banteay chhmar, Angkor Thom, Prasats Chrung, Bayon, Sân Voi, Ta Prohm Kel,Hospital Chapel, Krol Kô, Srah Srang, Royal Place. 
 
Trong số những ngôi tự viện Phật giáo, nổi tiếng hơn cả là kinh thành Angkor Thom với ngôi cổ tự Bayon là sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc.
 
Sinh thời, đức Quốc vương Jayavarman VII vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ngài ung dung tự tại với mọi biến động trong đời sống. Đến 50 tuổi, thấy đất nước quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm dày xéo, ngài thấy không còn con đường nào khác hơn là phải khai đại giới sát (sát nhất miêu cứu vạn thử) mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn. 
 
Năm 1181, ngài dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ngài đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.
 
Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi, Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệu miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các ngôi tự viện Phật giáo Bayon và Bantay Cherma. Sau khi hoà bình được lập lại Jayavarman VII lên ngôi, lúc này ngài khoảng 50 tuổi. Ngài liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxôdarapura.
 
Bản văn bia có thuật lại với những lời lẽ rất nên thơ "Buổi lễ đang quang của vua Jayaraman VII tổ chức năm 1181, bốn năm sau ngày thất thủ kinh đô, kinh thành Yaxodarapura giống như một cô thiếu nữ hiền hậu, xứng dôi vừa lứa với người yêu của mình, nhiệt tình và say đắm, được trang trí bằng một tòa lâu đài dát vàng ngọc với những dãy thành quách bao bọc như một dải lụa che thân: cô thiếu nữ đó được nhà vua cưới để tạo ra hạnh phúc cho muôn loài trong một buổi lễ huy hoàng, dưới đài tuyệt đỉnh vinh quang".

Vân Tuyền

Các tin tức khác

Back to top