Thiền Chánh Niệm là gì ?
Thiền Chánh Niệm là một phương pháp luyện tập tinh thần liên hệ đến việc ổn định sự chú tâm và hổ trợ khả năng điều khiển cảm xúc của con người. Việc luyện tập này nhắm mục đích nuôi dưỡng sự tỉnh thức về bản thân và môi trường mà giác quan con người tiếp xúc.
Thiền Chánh Niệm được thực hành như thế nào ?
Hành giả được hướng dẫn để tập trung chú ý vào một đối tượng năng động và luôn thay đổi, như là hơi thở. Họ cũng được hướng dẫn để ghi nhận khi nào tâm của họ xao lãng khỏi đối tượng tập trung ấy và điều khiển những phản ứng cảm xúc của họ trước những‘sự xao lãng’ này.Tiếp tục thực hành kỷ thuật rèn luyện tâm này sẽ giúp hành giả đạt được tiến bộ trong khả năng điều khiển phản ứng của họ đối với tất cả yếu tố gây căng thẳng hằng ngày như là sự đau nhức hay lo âu phiền muộn.
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với ý tưởng tập thể dục hay rèn luyện một vài cơ bắp nào đó, như là luyện bắp thịt cánh tay. Thiền Chánh Niệm cũng giống như đi đến một trung tâm huấn luyện thể hình để tập luyện thê dục, nhưng thay vì luyện tập thể dục, bạn ‘ rèn luyện’ tâm của bạn.
Ông đã thực hiện những cuộc thí nghiệm ban đầu như thế nào ?
Chúng tôi quan sát hiệu quả của ba ngày thực hành Thiền Chánh Niệm ( mỗi ngày 20 phút) trong lúc hành giả đang bị một dòng điện kích thích vào cánh tay làm cho đau nhức.
Chúng tôi hỏi các hành giả đánh giá mức độ đau đớn họ cảm nhận trước và sau khi hành thiền và so sánh những đánh giá đó với một nhóm ‘ kiểm tra đối chứng ’( control group) và một nhóm khác thực hiện làm toán thầm trong trí ( lấy 1000 trừ 7, rồi làm toán trừ liên tiếp với một loạt các con số 993, 986, 979, 972…vv) trong lúc đang bị kích thích làm đau nhức.
Và ông đã tìm thấy những gì ?
Chúng tôi tìm thấy nhóm hành thiền đã đánh giá là có sự giảm đau đáng kể trong lúc hành thiền khi so sánh với nhóm thực hành làm toán trừ (một phương pháp đã được xem có giá trị trong việc làm giảm cơn đau), và nhóm kiểm tra đối chứng. Điều đáng kinh ngạc là chúng tôi cũng tìm thấy rằng sau khi được luyện tập, nhóm hành thiền chứng tỏ ít nhạy cảm hơn đối với sự đau nhức, ngay cả khi họ không hành thiền, nếu so sánh với nhóm kiểm tra đối chứng.
Những kết quả cuộc thí nghiệm này cho thấy việc luyên tập Thiền Chánh Niệm trong một thời gian ngắn đã có hiệu năng làm giảm thiểu mức độ đau nhức trong lúc và sau khi hành thiền, điều này giúp chúng tôi tin tưởng rằng một số hiệu quả của việc hành thiền có thể tồn tại ngay cả khi hành giả không chính thức hành thiền.
Gần đây, Tiến sĩ đã nghiên cứu những cơ cấu não bộ vận hành bên dưới ‘việc điều chỉnh đau nhứcbằng Thiền Chánh Niệm’. Những cơ cấu ấy là gì ?
Vâng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chụp hình cọng hưởng từ tính chức năng (functional Magnetic Resonance Imaging) để xem vùng não bộ nào có liên hệ đến việc giảm đau do Thiền tập tạo nên, và chúng tôi tìm thấy rằng Thiền Chánh Niệm làm giảm đau qua một số cơ cấu vận hành khác nhau của não bộ.
Một mặt, chúng tôi thấy trong vùng não bộ liên hệ đến việc ghi nhận cường độ cảm giác như thế nào và ở đâu ( vùng này được gọi là vùng vỏ não tiếp nhận cảm xúc ) sự hoạt động đã giảm thiểu đáng kể khi hành giả hành thiền để đáp ứng với việc đang bị dòng điện kích thích làm đau nhức. Vùng này đã hoạt động rất tích cực khi con người không hành thiền. Điều này gợi ý rằng thiền tập đã làm giảm đau nhức bằng cách hạ thấp mưc độ tiếp nhận cảm giác trong não bộ.
Chúng tôi cũng tìm thấy rằng việc giảm thiểu đau nhức do Thiền mang lại liên kết với những vùng não bộ có chức năng thay đổi tình trạng của cơn đau nhức (ở vùng võ não của thùy não trước và vùng võ não phía sau của bán cầu não bên trái). Những người tham dự thực hành Thiền Chánh Niệm được hướng dẫn theo dõi các ý niệm làm xao lãng ( trong trường hợp này là sự đau nhức) như là những gì “ xảy ra trong chốc lát và đang trôi qua ”, và chấp nhận chúng, vì vậy những kết quả này hoàn toàn phù hợp với những gì chúng tôi biết về kỷ thuật Thiền Chánh Niệm.
Những đối tượng nghiên cứu của ông trải nghiệm sự đau nhức theo các liều lượng đã được đo lường, trong những điều kiện đã được kiểm soát. Ông có nghĩ rằng những người bị những tổn thương đau đớn hay đau nhức kinh niên cũng sẽ cảm nhận những tácdụng giống như vậy ?
Tôi nghĩ rằng những trải nghiệm của họ sẽ khác nhau bởi vì đau nhức kinh niên không thể tiên liệu được và sẽ gây ra một số bệnh khác như là trầm cảm.
Có một số nghiên cứu chứng tỏ rằng việc rèn luyện Thiền Chánh Niệm có thể giảm thiểu bệnh đau nhức kinh niên. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chúng ta cần nhớ là thiền chánh niệm không nhất thiết loại bỏ được đau nhức, nó chỉ dạy cho hành giả cách nhìn sự đau nhức từ một góc độ khác. Ví dụ, hành giả được dạy đừng có phản ứng chống lai cơn đau, mà phải chấp nhận cơn đau và tỉnh giác trong giây phút hiện tại thay vì cứ suy nghĩ về cảm giác đau nhức. Phương pháp này có thể thay đổi rất nhiều cách thức con người cảm nhận cơn đau.
Ông có nghĩ rằng công trình nghiên cứu của ông sẽ có ảnh hưởng đến phương cách đối trị đau nhức bằng thuốc chữa bệnh lâm sàng?
Tôi có nghe một số phòng thí nghiệm lâm sàng nói rằng việc luyện tập Thiền Chánh Niệm trong một thời gian ngắn đang được tiến hành tích cực trong việc chữa trị đau nhức và chứng lo âu phiền muộn. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để hiểu vì sao Thiền Chánh Niệm loại bỏ được bệnh đau nhức.
Bệnh đau nhức đang làm suy yếu bệnh nhân và cả hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta. Bệnh đau nhức đã làm Hoa Kỳ chi trả hơn 150 tỷ đô-la mỗi năm cho các phí tổn liên hệ đến y tế và sức khỏe nhân viên nơi làm việc, và nhiền bệnh nhân thấy họ bị ghiền thuốc về mặt thể chất và lệ thuộc vào thuốc về mặt tinh thần. Nếu chúng ta có thể tìm ra một phương pháp ít tốn kém và hữu hiệu để làm giảm đau nhức, như phương pháp thiền tập, thì tôi chắc chắn rằng phương pháp đó sẽ được áp dụng rông rãi trong các bối cảnh y tế. Nhưng như tôi đã nói, cần thực hiện thêm nhiều công trình nghiên cứu nữa để thật sự hiểu được các vận hành tích cực của Thiền Chánh Niệm.
Vậy bước kế tiếp là gì ?
Tôi rất quan tâm nghiên cứu xem có phải các cơ cấu vận hành não bộ được Thiền Chánh Niệm sử dụng để loại bỏ đau nhức là khác biệt với các kỷ thuật chữa trị khác rất lành mạnh và đã được xác nhận có giá trị. Tôi cũng quan tâm tìm hiểu là cần phải hành thiền bao lâu trước khi con người có thể cảm nhận được việc giảm đau tức khắc.
Nếu người ta có thể trải nghiệm được một vài lợi lạc của thiền tập sau khi được huấn luyện trong một thời gian ngắn, thì các chuyên viên y tế có thể sẽ có khuynh hướng đề nghị bệnh nhân thực hành phương pháp này. Hơn nữa, bệnh nhân sẽ cảm thấy có động lực để tiếp tục thực hành nếu hiệu quả của thiền tập có thể cảm nhận ngay tức khắc.
Tuy nhiên,điểm quan trọng chúng ta cần nhận thức là ta càng hành thiền nhiều hơn thì tác dụng lại càng mạnh hơn. Các cuộc nghiên cứu chụp hình não bộ đã chứng minh rõ ràng mối quan hê này. Bốn ngày huấn luyện hành thiền không phải là một phương cách chữa lành hoàn toàn bệnh đau nhức và Thiền Chánh Niệm đòi hỏi kỷ luật và sự thực hành liên tục để có thể nhận được toàn bộ lợi ích của phương pháp này.
Các tin tức khác
- Phú ông giàu có (27/09/2013 10:44)
- Tha thứ (25/09/2013 4:37)
- Pháp của ta vô cùng đắt (22/09/2013 6:17)
- Tám đức tính căn bản làm người (16/09/2013 10:29)
- Bạn trẻ, tôi trẻ và khóa tu Người trẻ (14/09/2013 1:55)
- Từ chú bé đánh giày thành tổng thống Brazil (12/09/2013 4:35)
- Con trai người thợ giày trở thành tổng thống Mỹ (12/09/2013 4:33)
- Mười thương chú tiểu (11/09/2013 4:56)
- Nguồn gốc trò chơi thả diều (10/09/2013 5:11)
- Lễ Hằng Thuận Tại Chùa Bửu Đà Q.10 ( 8/09/2013 12:17)