Cô tốt nghiệp kiến trúc sư đạt loại giỏi nhất, cô quay về VN làm việc ở những công ty tiếng tăm, tầm cỡ. Trong công việc, cô không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn quyết đoán sắc sảo. Những người chủ đã từng cộng tác với cô rất nể và trân trọng cô. ở Tp. HCM có một số công trình do cô đảm nhận, tôi không coi đó là công trình mà là tác phẩm nghệ thuật, và đó là lý do mà tôi tìm đến với cô. Khi nói về gỗ, đá, gạch, màu sắc…mắt cô mơ màng, lòng cô say đắm. Nếu người nghe không chủ động dứt câu chuyện thì cô có thể nói về việc đó suốt ngày.
Cô làm thuê mà thu nhập nhiều như chủ, sinh hoạt và tiêu xài rất cao cấp, cô có nhiều mối quan hệ xã hội thuộc đẳng cấp cao trong giới doanh nhân. Nhưng cô luôn thể hiện sự không bằng lòng với những gì mình đang có. Sau khi “người làm thuê số 1” tích lũy được một số vốn tương đối, cô bắt đầu nói xa gần về những người chủ mà cô cho là …bốc lột. Cô tin rằng cô làm nhiều hưởng ít, trong khi người chủ làm ít hưởng nhiều, và theo cô , chính cô chứ không ai khác là người làm ra lợi nhuận cho công ty. Và điều này giúp cho những người chủ tồn tại trong thương trường. Cô tin rằng người sắc sảo thông minh, có nghề chuyên môn cao cấp như cô rất quý và hiếm trên thương trường, nếu làm ở đâu là thắng ở đó!
Cô còn nói thêm: “Làm chủ doanh nghiệp thì có gì mà khó, chỉ cần gặp thời là phất rất nhanh”. Nói là làm! Cô đã tách ra khỏi doanh nghiệp mà cô đang cộng tác để sớm được làm chủ một công ty riêng – một công ty đúng với ngành nghề của những người chủ cũ. Bởi cô nuôi hy vọng điều đó sẽ giúp cô lôi kéo được những khách hàng quen thuộc ở những nơi cô đã từng làm việc. Nhưng may mắn và thời vận không đến như cô mòng đợi.
Cô tâm sự, gần 1 năm qua cô điêu đứng, tất cả những gì cô tích lũy được từ hồi làm thuê đã đội nón ra đi mà không hiểu vì sao. Cô cũng không phác ý tưởng một công trình kiến trúc nào cho ra hồn kể từ ngày cô tách ra làm chủ. Đầu óc cô cứ xà quần với những con số tính toán thua lỗ. Hợp đồng của công ty cô ký với các đối tác không thực hiện được, dần dần chẳng ai thèm ký với công ty của cô nữa. Người ta nợ, cô không đòi được, cô nợ người ta không trả được, vì thế nó lộn tùng phèo lên làm cô đuối. Cuối cùng ngân hàng đến phát mãi nhà, chủ nợ xiết xe, cộng sự lấy đi tất cả những gì có thể lấy được để trừ lương, vì cô không thể trả cho họ; cô phủi tay, mất trắng! Cô nói cô không có ai để chia sẻ, cô không dám về gia đình, và cả người bạn trai (nước ngoài) sắp kết hôn cũng rời bỏ cô. Cô cứ hỏi đi hỏi lại: tại sao tôi điều hành kinh doanh thanh thản như thế?…
Tôi thì thầm với cô: “Em nghĩ sao, nếu một ngày nào đó bỗng nhiên chị chối bỏ nghề điều hành kinh doanh của mình rồi thích làm nghề giống như em, nghĩa là vẽ và xây nhà cho người ta ở? Vô phúc cho gia đình ở căn nhà do chị vẽ và xây, và rồi chị sẽ lâm vào hoàn cảnh điêu đứng như em bây giờ…”. Mỗi người chỉ có thể làm tốt ở sở trường của mình vì đó là sự phân công công bằng của xã hội. kinh doanh là một nghề khó, làm chủ doanh nghiệp lại càng khó hơn, vừa phải điều hành công ty, vừa pải chịu trách nhiệ trước đồng vốn của mình và cuộc sống của nhiều con người gắn bó với doanh nghiệp. Để trụ được vững vàng ở thương trường, nhiều người chủ doanh nghiệp đã sử dụng hết khả năng, sở trường, tâm tư, tình cảm, có khi quên cả bản thân vì sự nghiệp kinh doanh.
Đó không phải là điều mới mẻ gì, cách đây hơn 2.500 năm, Đức Phật – người đã bỏ ra tất cả những gì mà cuộc đời cho là đáng tìm kiếm, để một mình vào rừng đi tu, trở thành Phật- đã từng dạy đệ tử mình về những bổn phận cần ý thức rõ giữa đời này, trong đó có mối quan hệ giữa người và chủ. Đức Phật có nói với một người học trò trong bản kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt” (Singalovada suttra), đại ý rằng, có 5 điều mà người chủ nên nhớ trong quan hệ với nhân viên, người làm thuộc quyền của mình; giao việc đúng theo khả năng của từng người, lo đủ cái ăn / ở và tiền lương cho người làm, giúp đỡ thuốc men và các điều trị khác khi người làm bị bệnh, chia sẻ các cao lương mỹ vị với người làm và thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Cũng trong quan hệ đó, người làm có 5 điều cần nhớ trong quan hệ với người chủ của mình. Đó là: thức dậy trước chủ, đi ngủ sau chủ, tự bằng lòng với các phân được phân, làm tốt các công việc được giao và đem tiếng tốt cho người chủ. Mỗi người có một vai trò, vai trò đó không phải là điều bất biến, mà luôn thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi đó phải cần có đủ duyên, đủ điều kiện.
Tôi khuyên cô hãy dành thời gian để tĩnh tâm, chiêm nghiệm lại đoạn đời đã qua, sau đó làm thủ tục giải thể công ty rồi quay trở lại với ngành nghề chuyên môn của mình, nghĩa là đi làm thuê như trước. Có một điều nhỏ tôi lưu ý với cô: “Chẳng ai muốn gắn bó lâu dài và sống hết mình với những người có tham vọng đứng núi này trông núi nọ”; tôi còn nói thêm, điều này không chỉ áp dụng trong thương trường. Tôi mời cô ở lại ăn buổi cơm chiều, cô vừa ăn vừa khóc, nước mắt rơi xuống chén cơm. Tôi cứ để cho cô khóc cho thỏa rồi cô sẽ bình tĩnh lại: Tôi tin, cô còn cơ hội làm lại và cuộc đời sẽ mĩm cười với cô, bởi cô đã có một nghề nghiệp rất vững vàng và tuổi đời chưa tới 40.
Trích bài viết cùng tên -Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 39
Các tin tức khác
- Tại sao Thiền làm cho người ta đẹp hơn? ( 5/06/2014 1:58)
- Câu chuyện về chiếc bánh ( 2/06/2014 10:15)
- Câu chuyện về cậu bé cắt cỏ (30/05/2014 9:03)
- Chiếc bình cuộc sống (29/05/2014 5:44)
- Tin tốt lành (26/05/2014 6:13)
- Đẹp hơn nơi cửa chùa (23/05/2014 10:43)
- Năm bổn phận của cha mẹ đối với con cái (22/05/2014 2:09)
- Yêu thương còn hơn lao tù (19/05/2014 8:49)
- 20 đô la (17/05/2014 1:37)
- TNV Tại Lễ Vesak Chùa Bái Đính Thật Tuyệt Vời. (10/05/2014 3:46)