Lòng hiếu thảo của một vị vua

24/08/2015 2:45
Tự Đức là vị vua thứ 4 và ở ngôi lâu nhất trong tổng số 13 vị vua triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại).

Ông tên là Nguyễn Phúc Thì, hiệu là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829), là con thứ hai của vua Thiệu Trị với bà Phạm Thị Hằng (tức Từ Dũ/Từ Dụ), lên ngôi vua từ tháng 10/1847 đến năm 1848 thì đặt niên hiệu là Tự Đức, mất ngày 16/6/ Quý Mùi 1883 (tức ngày 19/7/1883), thọ 54 tuổi, ở ngôi 36 năm.

Tự Đức từng được người đời gọi là “ông vua hiếu”.

Dù đã làm vua nhưng ông vẫn luôn kính cẩn, tôn trọng sự cố vấn, vâng lời dạy bảo của cha mẹ (đặc biệt là mẹ). Tự Đức còn ghi chép những lời mẹ dạy thành cuốn sách có tên là “Từ huấn lục”. Thậm chí, có lần do mải mê xem cảnh thiên nhiên mà về cung hơi muộn, biết mình có lỗi với mẹ nên ông tự lấy cái roi to đặt lên mâm son rồi nằm úp mặt xuống đất duỗi tay chân chờ mẹ đánh.

Tìm trong lịch sử nước ta chưa từng thấy có vị vua nào như thế. Trong sách “Từ Dụ Hoàng thái hậu truyện”, vua Tự Đức còn viết: Đức vua phụng sự mẹ chí hiếu lắm. Bà thường muốn nghe đọc sách sử, vua thuận theo ý bà. Chẳng có khi nào dám trái ngược, chừng nào mẹ hết muốn nghe, bảo thôi đọc thì vua mới thôi. Chẳng những việc đọc sách sử mà bất cứ chuyện gì, vua cũng nhất nhất thừa theo ý mẹ.

 

ST

Các tin tức khác

Back to top