Victor khi còn bé từng gặp một ông lão ăn mày đáng thương gõ cửa xin ăn. Khi đó đang là mùa đông, bên ngoài gió tuyết không ngừng thổi, gió rét căm căm, ông lão ăn xin vừa đói vừa lạnh. Mẹ Victor trên tay chỉ còn vẻn vẹn mấy đồng lẻ, nhưng liền đưa hết cho ông lão ăn mày. Victor khó hiểu nhìn mẹ. Người mẹ từ tốn giải thích cho Victor: “Chúng ta ăn ít một bữa thì có thể cứu sống một mạng người”. Victor liền ghi khắc trong tâm câu nói của mẹ cho đến lúc trưởng thành.
Vài năm sau đó, Victor khi ấy đã trưởng thành, trong một lần gặp gỡ bè bạn, anh quen được cô gái dung mạo xinh đẹp, rồi rất nhanh sau đó hai người yêu nhau.
Tuy nhiên, cha của cô gái là một vị pháp quan, không muốn con gái mình cưới một người nghèo tay trắng. Vì vậy ông mới buông lời: “Chừng nào cậu có thể kiếm đủ một vạn bảng Anh thì mới có thể kết hôn với con gái ta”.
Một vạn bảng Anh, đối với một người trẻ tuổi mới ra ngoài xã hội mà nói, thật sự là không thể nào thực hiện được. Thế nên, chàng trai vô cùng thất vọng, mới đi tìm người bạn tốt của mình để tâm sự giải sầu.
Daniel, bạn của Victor, là một họa sĩ trẻ tuổi, đang ở nhà vẽ một bức chân dung lớn về một gã ăn mày. Anh ta mời người ăn mày đến làm mẫu. Người ăn mày này ăn mặc quần áo cũ nát, khom người, một tay chống gậy, một tay cầm chén hướng ra xin tiền, trên trán khắc sâu vài nếp nhăn.
Victor nhìn thấy hình ảnh này thì vô cùng xúc động, nhớ đến người ăn mày năm xưa trước cửa nhà mình. Trò chuyện một lúc, anh biết được người bạn của mình trả cho ông lão đó một giờ là 10 xu thù lao. Victor không khỏi xấu hổ vì sự keo kiệt của người bạn. Lúc này, người gác cổng trước nhà đến báo, Daniel có người tìm gặp; anh ta vội đi để Victor ngồi lại với ông lão.
Victor xem thấy bộ dạng đáng thương của ông lão ăn mày, tay không tự chủ đưa vào túi quần, móc vào móc ra, cuối cùng không đến nỗi thất vọng, móc ra được một bảng Anh tiền xu, thừa dịp Daniel còn chưa quay lại, liền mau nhét vào tay ông lão. Ông lão ăn mày ngẩng đầu lên đầy kinh ngạc nhìn Victor, cũng không biết là ông có tiếp nhận hay không.
Sau đó, trong một lần tụ họp bạn vè, Victor lại gặp được Daniel, bèn hỏi thăm bức chân dung người ăn mày của anh ta đã hoàn thành chưa? Daniel nói cho anh biết, ông lão ăn mày kia vốn dĩ là nam tước Alfred Adler, một vị danh gia vọng tộc. Sản nghiệp ông này nhiều vô kể, hàng năm đều tặng tiền từ thiện cho các tổ chức và trường đại học tầm cỡ. Ông muốn vẽ mình thành một tên ăn mày cũng vì lòng hiếu kỳ, muốn xem xem khi mình là một tên ăn mày thì sẽ như thế nào?
Victor biết chuyện, vô cùng kinh ngạc, trong lòng cảm thấy xấu hổ vì sự khinh suất lỗ mãng của mình khi đó, anh chỉ muốn tìm một cái lỗ nào đó để chui xuống. Người ta nhà chất đầy tiền, còn ngươi bản thân chỉ có một đồng bảng Anh tiền xu mà đến bố thí là sao? Cậu tự trách mình không biết thân biết phận, trong tâm cảm thấy bất an.
Thế nhưng không lâu sau đó, Victor nhận được phong thư, mà bức thư là do nam tước Alfred Adler gửi đến, trong thư viết: “Chàng trai trẻ, ta vì sự lương thiện, chính trực và tấm lòng nhân ái của anh mà cảm thấy tự hào. Ta được Daniel kể cho nghe về câu chuyện tình yêu ngọt ngào của anh, phong thư này có lẽ có thể giúp anh biến câu chuyện tình yêu lãng mạn ấy này thành sự thực”.
Trong phong thư còn có một tấm thiệp chúc mừng, bên trong kèm tờ chi phiếu một vạn bảng Anh, trong đó viết: “Lễ vật thành hôn dành cho ông Victor cùng cô Alister! Một lão ăn mày kính gửi”.
St
Các tin tức khác
- Trào lưu sống tối giản thu hút giới trẻ Nhật Bản (26/11/2015 4:02)
- Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp (25/11/2015 3:07)
- Kiềm chế bản thân, tuân theo lễ nghĩa (23/11/2015 3:10)
- Không dám đứng trước thiên hạ (19/11/2015 1:28)
- Làm việc không phải chỉ để kiếm tiền (19/11/2015 1:09)
- Bài học về đạo nghĩa vợ chồng của người xưa (18/11/2015 3:49)
- Thế nào là đẹp, thế nào là xấu (16/11/2015 3:22)
- Nhặt dâu nuôi mẹ (15/11/2015 3:42)
- Vẹt xanh không rời đi bởi còn lời nhắn nhủ yêu thương cuối đời của mẹ (12/11/2015 1:41)
- Tiêu tiền như thế nào (11/11/2015 3:00)