Tâm hồn cao thượng

18/05/2016 12:26
Cô bé học rất khá, được cử làm đội trưởng.

Một học sinh nam từ nông thôn đến được phân ngồi cùng bàn với cô. Một hôm đến giờ học nhạc, cô bé mới hoảng hốt phát hiện ra mình không mang theo sách âm nhạc. Cô bé lo lắng, vì thầy giáo dạy nhạc rất nghiêm, ai không mang sách sẽ bị đuổi ra khỏi lớp. Mình là đội trưởng, bị cho ra ngoải trước bao cặp mắt bạn bè thì thật mất mặt. Bây giờ về lấy thì không kịp, thầy giáo sắp đến rồi. Làm thế nào đây? Cô bé nói với cậy bé: “Nhanh, nhanh lấy sách của bạn cho tớ mượn đi” Cậu bé hỏi: “Thế còn tớ” Rồi cậu thật thà đặt cuốn sách giữa hai người nhằm qua mắt thầy.

Thầy giáo vào lớp, nhìn thấy rất rõ bèn hỏi: “Hai cô cậu ai không mang sách, đứng lên!”, cô bé sợ phát run, không dám đứng lên, vội đưa tay hẩy hẩy cậy bé như muốn nói: “Bạn đứng lên đi! Bạn giúp tôi đi!” Cậu bé thật đáng mặt con trai, đã đứng lên nhận lỗi. Thầy giáo liền nói: “Cậu đi học không mang sách, cậu đến làm gì? Thầy giáo vừa nói, cậu bé đã nước mắt ròng ròng và cậu bé cũng nhìn thấy”.

Sau này, cậu bé trong một lần trèo lên mái nhà phơi ớt cho mẹ, không cẩn thận đã bị ngã chết. Được tin cô bé mới nghĩ lại và cảm thấy ân hận. Xuân đến cô bé ngắt một bó hoa dại đến đặt trước mộ cậu. Cô bé đã viết bài văn có tên là: “Ngày xuân tôi đến mộ bạn”. Trong bài văn cô bé đã sám hối với người bạn đã mất có câu: “Kỳ thực mọi người đều bình đẳng trước mọi người, mọi người đều có sự tôn nghiêm của riêng mình, là tôi, tôi đã tước đoạt sự tôn nghiêm của bạn”. Bài văn được gửi tới cuộc thi văn học nhi đồn quốc tế và đạt giải thưởng vàng. Có thể nói, tình cảm của mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều chung với nỗi đau này, với nỗi đau oan khuất này. Đó là điều có thể hiểu được.

 

(Giáo dục nhân cách cho tuổi trẻ (trang 87-89) – Phan Hà Sơn biên soạn.)

Các tin tức khác

Back to top