Hướng dẫn trẻ em thực tập thiền chính niệm

28/12/2016 1:03
Thiền định là thời gian quý báu của mỗi cá nhân chúng ta. Nó là không gian, khoảnh khắc thiêng liêng riêng của mỗi chúng ta. Truyền cảm hứng cho trẻ em để thực hành thiền định ít nhất vài phút trong mỗi ngày, hoặc trên bàn mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Không giới hạn cho bất kỳ thiết bị điện tử, tìm kiếm hoặc tạo ra một vị trí đặc biệt cho việc thiền định.

Hướng dẫn trẻ em khi đối thoại với các bậc trưởng thượng cha mẹ, và không làm phiền khi thiền định.

Mặc khác, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ em thực hành thiền định mỗi ngày và hứa hẹn không xao lãng.

Thiền định sẽ giúp các em tập trung tốt, hiểu biết trong mọi hành vi và cảm xúc riêng của mỗi đứa trẻ.

Thiền định sẽ giúp trẻ em mở rộng tình yêu thương với tha nhân và phát triển từ bi tâm.
Bé Hin thực tập thiền định
Thiền định cho trẻ em bao gồm trong bốn bước:

1. Thư giãn cơ thể
 
2. Hít thở sâu
 
3. Hoạt động của thể chất 
 
4. Hoạt động của tâm trí

Trước khi thiền:

Cách ngồi: Chăn mền gấp làm tư trải xuống, để gối trên mền ngay ngắn, ngồi thế nào để chân sẽ không đụng gối.

1- Ngồi bán kết già: Để chân trái trên đùi phải hay chân phải trên đùi trái, bàn chân nằm ngửa bằng với đùi (nếu không thể để trên đùi, để trên bắp chân). Chân kia nằm ngửa phía dưới, bằng đùi kia (hay giữa đùi và bắp chân).

2- Ngồi toàn kết già: Cũng giống như ngồi bán kết già nêu trên, nhưng phải kéo bàn chân kia lên nằm ngửa trên đùi và bằng đùi kia (cách ngồi này rất khó, chỉ dễ đối với người đã ngồi quen rồi hoặc còn trẻ tuổi).

Người mới tập ngồi thường hay bị tê chân, qua thời gian hết tê thì đau mỏi, về sau khi hết đau mỏi rồi, ngồi bao lâu cũng được; nới lỏng dây bụng, cổ áo, cho rộng rãi thoải mái, sửa cho ngay ngắn.

- Về tay: Tay trái nằm ngửa để trên chân ở giữa hai đùi, tay phải cũng nằm ngửa để trên tay trái (hay ngược lại), các ngón chồng lên nhau, trừ ngón cái vừa đụng nhau, rồi hai bàn tay kéo sát vào người vừa phải thoải mái, không cho xê dịch.

- Về lưng cổ: Giữ cho xương sống và cổ ngay ngắn, không cong, không nghiêng vẹo.

- Về đầu mặt: Đầu hơi cúi một chút như thế nào để tầm mắt nhìn thẳng chạm đất xa khoảng 1 mét 5 (khoảng 5 feet) cách chỗ ngồi.

1- Cách thở: Tiếp theo dùng miệng thở hơi ra dài, đừng gấp cũng không nên mạnh quá mà từ từ nhẹ nhẹ, rồi dùng mũi hít vào cũng từ từ như khi thở ra. Khi thở ra hít vào tưởng tượng như các mạch máu trong người đều theo hơi thở mà lưu thông cùng khắp; cũng có thể tưởng tưởng khi thở ra tất cả những buồn phiền lo lắng và khí độc trong người đều ra hết, và khi hít vào những khí trong lành đều lưu thông cùng khắp cơ thể. Thở ra hít vào 3 lần hoặc nhiều hơn tùy ý. Khi thở xong, để hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng, không nên cố thở, không nên kìm giữ hơi thở, không nên làm cho bụng phồng xẹp phải theo ý mình.

2- Miệng lưỡi: Xong ngậm miệng lại, hai môi khép kín vừa phải, hàm dưới trong, hàm trên ngoài, răng để khít nhau, lưỡi để sát lên trần của hàm trên.

3- Mắt: Mắt nhắm vừa đủ để che ánh sáng bên ngoài đối với ban ngày hoặc có đèn sáng, không cần phải nhắm nghiền, trong khi thiền nhắm mắt dễ bị hôn trầm (mờ mịt buồn ngủ), mở mắt to dễ bị tán loạn. Nếu thiền ban đêm hay trong phòng tối nên mở mắt một nửa có lợi tránh được buồn ngủ.

Từ đây: giữ hơi thở điều hòa, không gấp không chậm, không gây thành tiếng, thân ngồi ngay thẳng vững vàng, không cử động xê dịch, và bắt đầu hành thiền.

Vân Tuyền - Theo GHPGVN

Các tin tức khác

Back to top