Cho dù bạn yêu một người nhiều bao nhiêu, cũng đừng nguyện ý ‘ký sinh’!

31/12/2016 2:24
Nhiều người đau khổ vì tình yêu, hay sợ hãi tình yêu sau một chuyện tình đổ vỡ. Tuy nhiên, tình yêu thực sự không khiến người ta trở nên yếu đuối như vậy. Bởi vậy, cho dù bạn yêu một người nhiều bao nhiêu, cũng đừng nguyện ý làm một kiểu ‘ký sinh’.

Có một câu chuyện có thật, kể rằng: Một người phụ nữ chồng không may qua đời sớm, cảm thấy thế giới này dường như không còn tồn tại, bởi cô yêu chồng mình vô cùng. Cảm giác trống rỗng không còn chỗ để dựa vào, cô độc và bi thương. Cô cảm thấy đau khổ quá sức chịu đựng, rất nhiều lần muốn tìm đến cái chết, bởi vậy cô đến gặp một vị bác sĩ tâm lý, nhờ giúp đỡ.

“Tôi thật sự quá yêu anh ấy, giờ không còn anh ấy, tôi không thể tiếp tục sống được nữa!”.

“Cô có biết rằng, cô căn bản không phải là vì yêu anh ấy không?”, vị bác sĩ tâm lý trả lời.

“Ông nói gì vậy? Không có anh ấy tôi không thể sống. Tôi có thể vì anh ấy mà chết”, người phụ nữ tức giận nói.

Vị bác sĩ tâm lý hỏi: “Cô có biết như thế nào gọi là ký sinh không?”.

Người phụ nữ cứ thế sững người.

“Khi cô cần dựa vào một người khác để sống sót, cô liền trở thành một kẻ ký sinh. Trong mối quan hệ của cô, không có lựa chọn, không có tự do. Cô yêu anh ấy là tự do lựa chọn. Hai người yêu nhau, có nghĩa là mỗi người trong đó, hoàn toàn có khả năng độc lập sinh tồn, nhưng anh ấy và cô đã chọn lựa để được sống cùng nhau”.

“Tuy nhiên, cho dù cô yêu một người nhiều đến đâu, cũng đừng nguyện ý làm vật ký sinh”. Câu nói này giống như tia chớp đánh trúng người phụ nữ đang đau khổ.

Nhiều đêm dài liên tục sau đó, cô trằn trọc suy nghĩ về điều người bác sĩ tâm lý đã nói. Về sau, cô cũng không đi tìm ông ấy nữa, bởi vì cô nghĩ, dựa vào bác sĩ tâm lý cũng là một kiểu ký sinh.

Cô ghi nhớ câu nói của vị bác sĩ tâm lý kia, tựa như một châm ngôn trong cuộc sống, lấy đó làm động lực cho cuộc sống của mình. Dần dần, cô học được cách tự tìm kiếm niềm vui cho chính bản thân mình. Những đau thương ngày đó, dần dần khép lại, nỗi ám ảnh bởi cái chết của người chồng cũng đã chậm rãi trôi đi.
Một năm sau, cha mẹ của cô cũng lần lượt rời bỏ nhân thế, cô im lặng chấp nhận những mất mát đau thương này, mà không còn có sự tuyệt vọng và ý nghĩ tự sát như trước kia nữa. Cô đã học được cách đứng vững một mình. Khi cô minh bạch rồi, thực sự đã trở nên chín chắn, trong tình cảm không cần phải dựa vào bất kể một ai, mà vẫn có thể tự mình đứng vững.

Còn có một định nghĩa tình yêu trong một cuốn sách tâm lý học nổi tiếng, khiến người ta đọc xong không khỏi sững sờ. Định nghĩa đó như sau: Tình yêu, là một loại vì nguyện ý chăm sóc cho bản thân và đối phương mà tình cảm lớn dần và kéo dài thêm.

Nhà tâm lý học người Mỹ – Tiến sĩ Paul, trong cuốn sách “Nếu bạn thực sự yêu tôi”, đã có những định nghĩa sắc sảo, rõ ràng, dễ hiểu: Hành vi của tình yêu, là một loại chăm sóc tự thân và người khác khiến cảm xúc và tinh thần lớn dần lên.

Một người trong đời dù ít hoặc nhiều, đều gặp phải chuyện tình khiến tinh thần chán nản. Chuyện này, đối với chúng ta là trằn trọc buồn chán suốt đêm. Thời trẻ không sợ hãi hình yêu, nhưng đến lúc bị tổn thương, thì trở nên khép mình, phong bế chính mình, hơn nữa còn dán nhãn cho tình yêu, nói ‘tôi không muốn lại bị tổn thương’. Và bởi vậy, rất nhiều ngày chúng ta không muốn nói chuyện, không muốn tiếp tục yêu, không muốn có cuộc sống tốt hơn, cũng không muốn kiếm tìm hạnh phúc.

Nhưng mà chúng ta lại chưa từng nghĩ đến rằng, toàn bộ những điều khó chịu kia, kỳ thực là bởi vì, chúng ta đối với tình yêu là ngây thơ và hờ hững.

Bởi vì có đau xót, chúng ta mới có thể trong đêm tối mà không ngừng trằn trọc suy nghĩ lại: Điều kia rốt cuộc là gì đây? Mất đi tình yêu, nhưng chúng ta không mất đi năng lực để yêu. Khi ta nói, “tôi yêu bạn”, thì ý nghĩa của nó là tôi không nhất định phải yêu bạn, mà là tôi lựa chọn yêu bạn. “Tôi yêu bạn”, không phải bất cứ điều gì khác, mà chính là tự do và lựa chọn.

Sợ hãi tình yêu, chính là bạn đang tự khóa cứng bản thân mình, giống như đứa trẻ sợ hãi không muốn lớn lên vậy. Còn chúng ta, cần phải cùng nhau học cách yêu một cách chín chắn hơn. Không có tình yêu đủ lớn, làm sao có thể có hạnh phúc đây?

Yêu không chỉ đơn thuần là chiếm hữu, không chỉ là niềm vui của cơ thể, hay làm bạn lúc cô đơn…

Yêu là một loại hành vi, nó có thể khiến chúng ta cùng nhau trưởng thành. Tình yêu thực sự, nó giúp chúng ta cùng nhau thoát khỏi ý nghĩ lấy người khác làm gậy chống, ký sinh trên cơ thể của người mình yêu, và khiến chúng ta thực sự độc lập trưởng thành lên.

 

Theo kannewyork.com

Các tin tức khác

Back to top