Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao”.
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?”. Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Đã bao giờ em cảm nhận niềm vui của người khác làm niềm vui của chính mình hay chưa? Nếu chưa, em hãy thử một lần đi. Cảm giác đó rất tuyệt vời! Có rất nhiều cách khác nhau để giúp em có được hạnh phúc như chàng sinh viên trong câu truyện. Ví như, em có thể giúp đỡ một cụ ông qua đường; gửi đến một ổ bánh mì hay chai nước cho một người cơ nhỡ đang cần sự giúp đỡ; hay chỉ đơn thuần giúp một chú cún con lạc đường đang ướt sũng ngoài đường, em hãy bế nó về nhà, sấy khô lông, cho nó ăn, chỉ thế thôi, em sẽ thấy nó vẫy đuôi cảm ơn, đôi mắt nó nhìn em đầy trìu mến. Hành động “cho đi” hiểu rộng ra nghĩa là em không chỉ cho về vật chất, mà còn có cả tình thương, bằng sự quan tâm, lo lắng. Nhân nào quả nấy, vì vậy em hãy cứ cho đi rồi em sẽ lại nhận về, đừng luyến tiếc hay chần chừ em nhé.
“Cho là còn chứ có mất đâu
Gieo nhân hái quả cũng thâu về mình”.
Trong cuộc sống, em đừng đòi hỏi tuyệt đối ở cách hành xử của những người khác đối với em. Em nên chấp nhận sự tương đối từ những người khác để sống thì những hạnh phúc trong đời sống của em sẽ có được ngay trong tầm tay và ngay trong đời sống này.Em hãy sống một cách lạc quan,nên cởi mở để nhìn cuộc đời, không nên quá hà khắc chấp thủ bất cứ điều gì. Nếu em cảm thấy bản thân quá nhỏ bé, tầm thường thì hãy tập nhìn lên, có biết bao người là tấm gương để phấn đấu vươn lên. Đôi khi em cũng hãy tập nhìn xuống, vì còn biết bao mảnh đời bất hạnh, để rồi mở rộng tâm thương yêu, che chở, giúp đỡ họ qua cơn khó khăn. Không nên mặc cảm với số phận, em hãy cảm thấy hạnh phúc với những gì mà mình đang có. Nếu tâm hồn em không rộng mở, chân thật thì em không thể nào nắm bắt được tình thương và hạnh phúc chân thật.
Trích "Gửi em niềm hạnh phúc" - TG: Tâm Lực
Các tin tức khác
- Tuổi trẻ phải biết cách mơ ước (13/05/2017 3:35)
- Yêu không có tội ( 7/05/2017 1:11)
- Nốt xoá ( 2/05/2017 1:42)
- Từ triệu phú triệu đô đến người đàn ông hạnh phúc không nhờ tiền bạc (28/04/2017 12:56)
- Có thành có bại cuộc đời mới hợp lí (23/04/2017 3:01)
- Tình yêu chân thật (23/04/2017 1:43)
- Báo hiếu sao cho đúng? (22/04/2017 1:33)
- Chia hai đồng bạc (19/04/2017 1:30)
- Diễn viên Đại Nghĩa: Kẻ "tu bụi" giữa chốn thị phi (18/04/2017 1:51)
- Tu tại gia (16/04/2017 2:15)