Chẳng hạn như: tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè, tình đồng nghiệp, tình cảm gia đình. Trong những tình cảm ấy thì tình yêu đôi lứa là thứ tình cảm khó diễn đạt, khó kiểm soát, khó điều phục nhất. Vì một khi đã yêu nhau rồi, thì vội vàng đến với nhau, không tìm hiểu kỹ càng đối phương, không còn biết đến điều gì nữa cả, bất chấp mọi thứ để toan tính, mưu cầu, thậm chí chiếm đoạt để có được tình yêu mà mình muốn có. Chính vì sự tham lam, ích kỷ, toan tính trong khi yêu đã vô tình che mờ tâm tính của ta, làm cho ta si mê không thấy được con đường chân chính khi yêu. Ta muốn có được người mình yêu mà đang tâm hại nhau, đánh nhau, hơn thua nhau để có được nó. Một khi có được rồi thì ta lại không trân trọng giữ gìn, tình yêu đó chỉ vui vẻ, hạnh phúc trong thời gian ngắn ngủi vài tháng, vài năm thì sinh ra nhàm chán, hối tiếc…rồi dần dần chê trách nhau và kết quả là chia tay trong đau khổ oán trách nhau. Một khi đã chia tay rồi thì những gì xấu của nhau trong tình yêu, đem ra tranh cãi, nói xấu đủ điều để nhằm biện hộ cho mối tình đổ vỡ, nhằm để bảo vệ cho mình là đúng người kia là sai, cho rằng tình yêu là nỗi đau làm tim đau nhói, tình yêu là sự căm hờn và thề sẽ không cần tình yêu .... “Thế nhưng ta đâu hiểu được rằng tình yêu nào có lỗi, mà lỗi bởi do chính chúng ta không biết yêu, không quý trọng yêu thương, không thông cảm, chia sẻ cho nhau khi yêu mà thôi”. Vì tình yêu vốn dĩ rất đẹp, rất thiêng liêng, tình yêu là những cung bậc cảm xúc hạnh phúc, là những nốt nhạc đầy lãng mạn, là động lực, là niềm tin để giúp ta vượt qua khó khăn thử thách. Một khi thật lòng yêu nhau sẽ đem đến hạnh phúc cho nhau, cùng nhau sẻ chia nỗi buồn giúp cho cuộc sống của ta thêm phấn khởi hân hoan, đầy ý nghĩa yêu đời hơn. Một khi tình yêu đã được chắp cánh sẽ tiến đến cuộc sống hôn nhân gia đình trọn vẹn. Đó là kết quả tốt đẹp nhất trong tình yêu.
Kính thưa quý vị !
Để có được cuộc sống gia đình hạnh phúc bền vững trọn đời thì đức Phật dạy con người phải biết sống theo sáu pháp lục hòa để tạo sự an lạc, hạnh phúc cho tự thân và gia đình. Vậy sáu pháp lục hòa đó là:
- Thân hòa đồng trú.
- Khẩu hòa vô tránh.
- Ý hòa đồng duyệt.
- Giới hòa đồng tu.
- Kiến hòa đồng giải.
- Lợi hòa đồng quân.
Nếu mỗi chúng ta thực hành theo sáu pháp lục hòa này trong cuộc sống vợ chồng thì chắc chắn sẽ có được an vui hạnh phúc. Hòa thượng Thích Giác Nhiên cũng nói về chữ “hòa” như sau:
Thân con hòa là con được bình an,
Hòa anh chị trọn tình cốt nhục,
Gia hòa hiệp là gia thường thủ túc,
Quốc hòa đồng là quốc thạnh dân an,
Thế giới hòa là thế giới thanh nhàn,
Từ cá thể đến đồng bào xã hội.
Qua những lời dạy trên cho ta thấy được rằng “tình yêu” không những không có lỗi mà tình yêu còn đem lại niềm hạnh phúc, sự hòa hợp yêu thương giữa con người với nhau. Lỗi ở đây là do ta không biết cách yêu, quý trọng tình yêu và không sống lục hòa cùng nhau như lời Phật dạy!
Tâm Triết
Các tin tức khác
- Chữ Hiếu (27/03/2019 8:30)
- Chia sẻ của Lê Cát Trọng Lý (23/03/2019 8:48)
- Lòng thương là một của báu vô giá, em hãy khởi tâm từ bi của tuổi hoa niên nhé (23/03/2019 6:23)
- Người tu mỉm cười vì mọi sự như áng mây trôi (22/03/2019 8:54)
- Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân (17/03/2019 8:58)
- Suy Tư về Tuổi Trẻ (16/03/2019 2:05)
- Phật tử bật khóc tại talkshow “Vì sao tôi theo đạo Phật” (16/11/2018 2:28)
- Yêu mà không biết cách yêu sẽ làm tổn thương người mà chúng ta yêu (13/11/2018 3:09)
- Thích than thở ( 8/11/2018 3:09)
- Con mắt của Mẹ (27/10/2018 12:57)