Có nên giết gia cầm để cúng người thân khi qua đời?

14/09/2019 5:58
Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sinh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định không được sát sinh, không được tạo ác duyên.

Như vậy khi con người qua đời rồi, để lo tang sự cho họ phải mời thân bằng quyến thuộc, bạn bè người thân của họ, trong sự gặp gỡ đó, đại đa số là sát sanh ăn thịt, tế bái Quỷ Thần, làm vậy đều là tạo tội. Việc này chúng ta đi bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào cũng đều thấy cả.


Nếu như chúng ta muốn cầu phước cho người chết mà còn muốn sát hại chúng sinh để cúng tế thì hãy nghĩ cho kỹ lại xem hay là chúng ta nghĩ người mất khi còn sinh tiền tạo chưa đủ nghiệp sát nên cho họ thêm một chút nữa, có phải như vậy không? Hay là sợ bị đọa chưa đủ sâu nên muốn họ xuống sâu thêm một chút nữa, nên làm như vậy có phải không? Rất là sai, giả sử đời sau nghĩa là nói người qua đời đã chết rồi mà đã chết rồi thì thuộc về đời sau hoặc đời hiện tại, nghĩa là người đó vẫn chưa chết, nhưng người còn sống là một người thiện, người tốt, bản thân không tạo tội lỗi gì. Bởi do người thân, quyến thuộc sát sanh cúng tế, bái lạy quỷ thần cầu các quỷ quái. Quỷ quái là tà hình, tà đạo.


Lúc bệnh nặng, lúc nguy kịch, cầu các loại quỷ thần này đến giúp đỡ chứ không biết rằng những việc mình làm là tạo tội sát sanh cúng tế. Vậy thì sát sinh cúng tế là vì người bệnh đây. Thật ra họ vốn cũng có thể sinh vào đường lành, sinh trong trời, người nhưng vì người thân quyến thuộc tạo những tội này cho nên họ phải gánh lấy, họ phải xuống Diêm Vương để biện luận, bỏ lở cơ hội sinh vào đường lành vì việc sát sinh. Đã tắt thở rồi mà còn phải xuống Diêm Vương để luận tội làm lỡ mất thời gian sinh vào đường lành của họ. Còn nếu như chưa tắt thở bạn sẽ thấy họ chịu vô số đau đớn ở trên giường bệnh, thần hồn của họ ở đó mà biện luận.


Pháp sư Tịnh Không 


Các tin tức khác

Back to top