26/12/2020 7:55
Không phải tập chết để rồi mình chết sao cho khỏi đau đớn, mà để cảm nhận sự đau khổ khi chết, và thấy rằng trong cuộc sống bình thường này: "Thông minh tài trí anh hùng, ngu si dại dột cũng chung một gò".
Ai cuối cùng rồi cũng chết, cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử: "Ai đã hơn ai trong cõi chết, giành giật nhau chi lúc sống còn?”.
Cho nên, khi mình tập được điều đó, mình thấy được rằng, mỗi ngày trong cuộc sống, vì miếng cơm manh áo mà lo công việc để kiếm tiền, điều đó là đúng. Nhưng phải thấy được rằng đó là sự phù du, giả tạm mà thôi. Chỉ có một điều chắc chắn trong cuộc đời này là... mọi người sẽ chết chắc.
Khi mình biết được mình sẽ chết chắc, mình sẽ có tâm thái sẵn sàng tha thứ cho người khác, không sợ hãi nữa. Bạn có biết, những kiểu người nên tha thứ trong cuộc đời để chính ta được thanh thản?
Đừng "sống để bụng, chết mang theo" mà hãy "sống không để bụng, chết khỏi mang theo". Đơn giản thôi, người nào mang càng nhiều thì đi xuống, người nào ít mang thì bay lên.
Ngày xưa sư tổ thường nhắc nhở rằng, hãy dán chữ “Tử” lên trán mình để tự nhắc nhở rằng: Anh coi chừng đó, rồi một ngày nào đó anh sẽ chết!
"Ta thấy người khác chết, lòng ta nóng như lửa, không phải nóng vì người, mà rồi sẽ đến lượt ta".
Học pháp là để thực tập, thực tập thì mới thấy được sự nhiệm màu trong đó, khi mình quán chiếu được như vậy, mình sẽ từ bản thân mình mà nhìn được những điều vô thường của cuộc sống, thì lúc đó mình sẽ sống rất là tự tại.
St
Các tin tức khác
- Đừng thô bạo với chính cơ thể mình (26/12/2020 7:53)
- Nhận thức về tinh thần nhập thế của Phật giáo (25/12/2020 6:10)
- Nghi lễ đời người theo Phật giáo (25/12/2020 6:06)
- Quả báo của sự keo kiệt (24/12/2020 7:45)
- Một con đường tốt đẹp (24/12/2020 7:40)
- Thiết thực hiện tại (24/12/2020 6:19)
- Bình thản (23/12/2020 6:14)
- 'Trời kêu ai thì nấy dạ' trong cái nhìn Phật pháp (23/12/2020 6:11)
- Câu chuyện Thiền sư và tên trộm (23/12/2020 6:08)
- Có khổ nhưng không có người khổ (22/12/2020 6:22)