Cái nụ cười hàm tiếu ấy, nhiều nghệ sĩ đã từng ngày đêm đem hết công phu để thể hiện trên các tượng Phật. Bạn đã từng thấy nụ cười ấy trên nghệ thuật Gandhara hoặc trên nghệ thuật Đế Thiên Đế Thích chưa? Tôi chắc rằng trong khi thực hiện nụ cười đó trên mặt một tượng Phật, các điêu khắc gia cũng đang duy trì nụ cười đó trên mặt mình.
Bạn có thể tưởng tượng được một điêu khắc gia nét mặt cau có đang thực hiện nụ cười hàm tiếu trên môi Phật không? Chắc là không! Tôi có quen biết điêu khắc gia đã thực hiện pho tượng Nhập Niết Bàn trên núi Trà Cú ở Phan Thiết. Trong suốt sáu tháng trời thực hiện pho tượng này, ông ăn chay, ngồi thiền và đọc kinh Đại Niết Bàn.
Trên khuôn mặt nàng Mona Lisa, Leonard Da Vinci có để một nụ cười thật nhẹ, nhẹ đến nỗi không hẳn là một nụ cười mà là một sự dợm cười (khuynh hướng muốn cười!). Tuy nhiên một nụ cười như thế cũng đủ làm khoan thư hết cả những bắp thịt trên mặt và làm tiêu tán hết những lo lắng cau có và mệt nhọc trong người. Nụ cười hàm tiếu của người hành thiền ngoài tác dụng nuôi dưỡng chánh niệm cũng có tác dụng khoan thư mầu nhiệm đó.
Các tin tức khác
- Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp (15/01/2021 7:42)
- Biểu hiện của lòng tin (14/01/2021 7:35)
- Jeff Bezos: Vị tỷ phú làm từ thiện nhiều nhất năm 2020 (13/01/2021 7:54)
- Sen nở trong tâm người (13/01/2021 7:50)
- Thiền quán về sợ hãi (13/01/2021 7:46)
- Thiền Tập Để Có An Lạc Trong Cuộc Sống (11/01/2021 6:20)
- Sự trói buộc của luyến ái (11/01/2021 6:16)
- Năm chánh hạnh của người Phật tử đến chùa (11/01/2021 6:09)
- Nhìn trái mà thấy người (10/01/2021 7:59)
- Kiến tạo thế giới cực lạc (10/01/2021 7:54)