Gieo phúc bằng tâm thanh tịnh

19/03/2021 8:13
Có thể 500 năm sau trái đất của chúng ta là một núi rác khổng lồ, toàn bộ nhân loại đều sợ mắc các bệnh về da. Nhưng nếu có thể quay đầu lại kịp thời thì tai họa trong tương lai không phải không thể tránh được.

Rất nhiều trong số chúng ta đều biết đến từ “bảo vệ môi trường”, và cũng nhiều lần nói đến từ này rồi, đồng thời cũng hiểu rõ tình trạng hay các vấn đề về môi trường mà chúng ta đang cùng chung sống. Trừ một bộ phận nhỏ dân số ra, thì tôi e rằng ngay đến quan niệm về bảo vệ môi trường cũng chưa được thiết lập.

Những người sống trong đô thị đều biết tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống ngày càng tồi đi ở khắp nơi thông qua các loại phương tiện thông tin đại chúng. Con người vì mục đích khai thác mà phá hoại môi trường tự nhiên một cách nghiêm trọng, vì mục đích hưởng thụ cuộc sống mà khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm nặng nề. Tất cả chúng ta đều lên án gay gắt với những nhân tố gây hại cho môi trường, nhưng không có ai dùng chính đôi bàn tay của mình hay cải thiện phương cách sống của mình để là giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta chỉ biết nghĩ cách làm sao để cuộc sống của mình thuận tiện hơn, hoặc là mình sẽ ít chịu tác động tai hại từ việc ô nhiễm đó, nhưng chúng ta không thể giải quyết một lúc nhiều vấn đề như vậy, chỉ cần nghĩ cách làm sao cho cuộc sống của mình thuận tiện hơn là đủ.

Ví như việc nông dân hay dân du mục khai thác tự nhiên không thích hợp cũng sẽ phá hoại môi trường. Trước kia, những người nông dân chỉ biết dùng các loại phân bón hữu cơ tự nhiên, cắt cỏ trừ sâu theo phương pháp thủ công, điều này không gây hại nhiều cho môi trường; nhưng nông dân ngày nay hoàn toàn khác với trước kia, nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là những thứ rác thải từ chăn nuôi lợn, còn nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do các loại chất phun thuốc trừ sâu hay nông dược gây ra, ngoài ra nông dược cũng là thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm đất. Những nông sản rau củ quả vừa to vừa bắt mắt hay các loại thịt lợn mua ngoài chợ kia đều là những sản phẩm được chăm sóc trong môi trường bị ô nhiễm nặng.

Bảo vệ môi trường cần có sự nhận thức đi đôi với hành động. Tôi được biết có rất nhiều người có ý tức bảo vệ môi trường, nhưng tự thân tham gia vào các hoạt động đó thì lại rất ít. Việc sản xuất kinh doanh của ngành công thương nghiệp cần có các thiết bị bảo vệ môi trường, nhưng các xưởng chế biến sản xuất lại thải ra ngoài môi trường chất thải chưa qua xử lý, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông đó. Hơn nữa các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng là thủ phạm chính gây ô nhiễm nguồn nước. Trước đây ở các kênh mương khe suối hay sông hồ có rất nhiều loài sinh vật sinh sống như tôm cá, nhưng chúng cũng phải dần dần biến mất bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hay như trước kia những người hay ăn chay thích thưởng thức đồ hải tảo tươi sống ngoài biển như loại hồng mao đài, nhưng giờ đây lượng tảo biển đó cũng giảm đáng kể. Nguồn tảo biển tự nhiên bị ô nhiễm, không chỉ vậy, bản thân chúng vốn cũng chứa một lượng nhỏ hàm lượng độc tố trong đó, do vậy vô hình chung người ăn chay đã tiếp vào cơ thể mình sản phẩm có độc tố.

Với tình hình trên, người ta hiểu là cần bảo vệ môi trường nhưng họ không biết bản thân mình phải bắt đầu từ đâu để giữ cho môi trường sống xung quanh mình trong sạch lành mạnh hơn. Trong cuộc sống thường nhật, tình trạng lãng phí xảy ra vô cùng nghiêm trọng, ví như khi mua đồ thường hay có túi ny-lon, dù mua ít cũng cần túi ny-lon, thậm chí còn nài nỉ người bán thêm vài chiếc mang về dùng. Dù rất tiện ích nhưng túi ny-lon không dễ bị phân hủy, khi đốt cháy nó sẽ tạo ra khí độc gây ô nhiễm môi trường xung quanh ta. Ngày trước ta hay có thói quen dùng giấy báo hoặc lá của một số loại cây như lá khoai, lá chuối gói thức ăn đồ đạc, không hề gây ảnh hưởng đến môi trường.

Mỗi gia đình ngày nay đang không ngừng thải ra môi trường các loại rác thải với số lượng đáng báo động, những thứ chưa dùng hết hoặc dùng hỏng rồi đều vứt đi. Một khi rác thải được vứt ra bừa bãi sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm. Khi sử dụng đồ đạc đều không cố gắng sử dụng hết công năng và tuổi thọ của sản phẩm, mà đã vội mua sản phẩm mới có mặt trên thị trường, biến những đồ tuy hơi cũ một chút thành rác thải. Làm như thế chính là gây lãng phí và hủy hoại môi trường.


Các tin tức khác

Back to top