Niệm Phật như Pháp

30/04/2021 8:12
Đã tu tịnh nghiệp (niệm Phật Pháp môn), phải giữ luân thường đạo lý, làm hết bổn phận với đạo với đời, dứt niệm tà, giữ lòng thành kính, trừ bỏ các điều ác, năng làm những việc lành...

Đừng giết hại gắng ăn chay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật cũng là ý tưởng cao đẹp mang lại sự sống an lạc cho loài người, một lòng tin tưởng phát nguyện niêm Phật cầu vãng sanh Tây phương. Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, bên ngoài vì thân thích, bạn bè hàng xóm láng giềng, bá gia bá tánh, nhân vương làng nước, đem pháp môn niệm Phật Tịnh Độ này mà phụng hành và sách tấn, hướng dẫn chẳng luận người có tin tưởng hay không tin tưởng, chỉ hết sức mình khiến cho mọi người biết pháp môn mầu nhiệm này và thực hành đúng pháp mà thôi.

Người niệm Phật, nếu tấm lòng chân thiết, tự có thể nhờ từ lực của Phật, khiến cho khỏi tai nạn đau binh nước lửa. Dù có bị ức nghiệp sâu dày, hoặc trường hợp chuyển quả nặng địa ngục thành ra quả báo nhẹ nay mà ngẫu nhiên bị tai nạn ấy. Nếu lúc bình nhựt có lòng tín nguyện chơn thiết, quyết định lúc bấy giờ sẽ được nhờ Phật lực phóng quang tiếp dẫn.

Đã tín sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật, sự tu trì đây tùy theo thân phận, hoàn cảnh, môi trường sống của mình mà lập, không nên chấp và cố định theo một phương thức nào như người không việc chi hệ lụy. Nên từ sớm mai tới buổi chiều, rồi chiều lại đến mai, lúc nào đi đứng, nằm ngồi, nói năng hoạc không nói chuyện phào…khi ăn cơm mặc áo cùng đại tiểu tiện, tất cả thời, thất cả chỗ, nhất nhất cử động đều giữ chính niệm một câu hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” không rời tâm niệm. Nếu khi thân mình sạch sẽ, y phục chỉnh tề, chỗ ở tinh khiết, thì niệm thầm hay niệm ra tiếng thì được. Nhưng lúc ngủ, nghỉ lõa lồ tắm gội, đại tiểu tiện hoặc ở chỗ không sạch, chỉ được niệm thầm niệm không ra tiếng, niệm thầm công đức phước huệ vẫn đồng, nếu niệm ra tiếng thì có lỗi không cung kính. Chớ cho rằng lúc ấy không nên niệm, chỉ e niệm Phật không được mà thôi. Lại khi nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính mà còn bị tổn hơi, chư liên hữu phải biết điều này.

Muốn cho tâm không luyến tiếc việc ngoài, chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật, được quý nhứt, cũng không có phương pháp chi kỳ lạ, chỉ đừng quên việc sinh tử rình rập bên mình, thời điểm không biết xảy ra tự lúc nào. Phải nghĩ rằng: Ta từ trước tới nay tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác, như trong kinh nói: “Giả sử như nghiệp ác kia có hình tướng thì khắp mười phương hư không cũng chẳng dung chứa duyên đâu may mắn, nay được thân người được nghe Phật pháp. Nếu không một lòng chuyên niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương. Khi cái chết đến thình lình, chắc chắn phải bị đọa vào ác đạo. Chừng ấy nếu đọa vào địa ngục thì bị non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự khổ cùng cực không thể diễn tả. Nếu đọa vào ngạ quỷ thì thân hình bị xấu xa, bụng lớn như cái trống, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy cơm nước thì những vật ấy hóa thành than lửa, chịu đói khát lăn lóc, khóc la thảm thiết trong vô lượng kiếp. Nếu đọa vào súc sanh, thì hoặc bị chở kéo nặng nề, hoặc bị người giết ăn thịt, hoặc bị người mạnh ăn nuốt người yếu thật kinh khủng chẳng lúc nào yên nghỉ, Chịu khổ như thế có khi vô lượng chư Phật ra đời mà vẫn còn xoay dần trong ác đạo, không được thoát ly. Nghĩ đến thân người mong manh, cái chết bất kỳ lúc nào cũng rình rập, nghĩ mình đời trước đời này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sự khổ tam đồ mà tĩnh ngộ sợ hãi, tất không còn ham luyến cảnh ảo huyền mộng du bên ngoài, công trình niệm Phật được chuyên nhứt.

Khi niệm Phật cần phải chí thành, hoặc có lúc trong tâm khởi ra bi cảm, đó là tướng căn lành phát hiện. Nhưng phải đề phòng đừng nên thường thường như thế, chẳng vậy thì bị loài ma bi thương nhập vào phàm gặp việc chi vừa ý cũng đừng quá vui mừng, vui mừng quá tất bị loài ma hoan hỉ ám nhập.

Khi niệm Phật, mí mắt nên sụp xuống một phần ba đôi mắt, nếu mở lớn thì tán loạn, nhắm mắt thì hôn trần ngủ gục, đừng nên quá dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần quá hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bệnh: lên máu, đầu tê rần ngứa nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải điều hòa cho có chừng mực, vừa phải. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, bần thần dã dượi, phải trấn định tinh thần, lắng nghe, lắng tâm mà niệm Phật, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân, thì hỏa khí sẽ hạ xuống. Bịnh cùng ma phá, đều do túc nghiệp gây ra. Người nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, thì bệnh tự an lành, ma tự xa lánh. Nếu lòng không thành khẩn mà còn khởi niệm tà dâm bất chánh, thì tâm người toàn thể đã sa vào nơi tối tăm, làm sao khỏi chiêu cảm loài ma đến khuấy rối.

Từ nay sau mỗi thời khóa tịnh niệm, người ta nên hồi hướng cầu nguyện cho oan gia, oan trái đời trước, khiến cho bọn kia nhờ công đức niệm Nam Mô A Di Đà Phật của người mà được giải thoát khổ, sanh về cõi lành.

Người niệm Phật nếu dụng công siêng năng tinh tấn, thì niệm sẽ thuần thuc quy nhứt, được cảm thông với Phật, tự có thể thấy cảnh lành, dù không thấy cũng không ngại. Nếu bỏ sự chuyên dụng công tu, công phu mà vội vàng gấp muốn được nhất tâm, được tương ứng, được thấy cảnh lành, thì vọng tưởng rối ren, tâm niệm cấu mong cố kết nơi lòng. Đây là chứng bệnh lớn lao nguy hiểm của người tu hành. Như thế lâu ngày, những oan gia đời trước nương theo vọng tưởng của hành nhơn, hóa làm thân Phật, hoa sen hoăc các cảnh tốt lạ, để mong báo oán. Lúc ấy tự mình đã không có chính kiến, toàn thể là khí phần của ma. Một khi thấy cảnh ấy tất sanh lòng hoan hỉ, ma nương theo đây mà vào tâm phủ làm cho hành nhơn, điên cuồng. Dù có Phật sống cũng không cứu được.

Người tu pháp môn niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài mà con phải để ý trừ phiền não từ thô đến tế, từ trong đến ngoài và từ bên ngoài vào trong. Nếu phiền não bớt một phần thì công tu niệm Phật tăng thêm một phần, trái lại để phiền não tăng, tất công hạnh phải lui dần, làm cho đời tu tránh nghiệp phan duyên lôi kéo vào hố thẳm phiền não, rốt rồi tu không ra tu, đời không ra đời, uổng phí sanh kiếp làm người vô tích sự.

Khi người niệm Phật, trong tâm hôn muội, không phải do nơi sức yếu mà chính là nghiệp chướng xui nên. Vậy nên phải khẩn thiết chí thành mà niệm, nếu niệm không ra câu, thì tâm thường tưởng nhớ Phật, khi nào niệm được thì dùng miệng mà niệm, như thế lâu ngày nghiệp sẽ tiêu trừ. Từ khi bước vào đường tu, phải cẩn trọng đề ý đến tâm niệm hành vi, cử chỉ luôn phải giữ cho hiền hòa, thuần hậu, đối đãi với người như nước mát thanh lương, mới đủ duyên lành dự tăng luân nhập pháp lưu, nếu chẳng được như vậy, lại huân tập thêm tánh gian tham, xảo quyệt, khắc kỷ hiểm độc, thì cũng như chót núi đá trơ vơ, mưa bao nhiêu cũng không đọng lại chút nào, dù loại cây cỏ chi cũng không sanh trưởng nỗi.

Giữ niệm một câu A Di Đà nhặt nhiệm nối nhau, thường nhớ, thường niệm. Khi những tâm tham lam bỏn sẻn hờn giận dâm dục, háo thắng kiêu mạn thoạt nổi lên, phải suy niệm: “Ta là người tu pháp niệm Phật, cầu học đạo giải thoát, không nên có tâm niệm như vậy” Nghĩ rồi liền trừ diệt đi. Như thế lâu lâu, những niệm lao thần tổn thân đều không do đâu mà khởi, sẽ được công đức không thể nghĩ bàn của Phật lực gia trì nơi thân tâm mình, dám đảm bảo trong mười ngày sẽ thấy đại hiệu nếu tu hành lôi thôi muốn được công hiệu. Đó là khi mình, khi người, tuy cũng có công đức, nhưng muốn do đó mà lành bệnh, thì quyết không thể được.

Người tu tịnh nghiệp (tu niệm Phật) phàm việc chi cũng phải lấy lòng thành làm gốc, tu hành nếu không dùng tâm chí thành, làm sao được sự lợi ích lành bệnh dứt khổ?

Người tu tịnh nghiệp (tu niệm Phật) nếu có mảy may công đức lành đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh Độ. Lại phải phát lòng bồ đề, thề nguyện độ muôn loài, đem công đức mình tu hồi hướng cho bốn ân ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới. Làm như thế như đèn thêm dầu, như mạ được mưa, đã kết pháp duyên sâu cùng pháp giới chúng sanh, lại mau thành tựu thắng hạnh đại thừa của mình, Nếu chẳng hiểu nghĩa này, tất thành ra thấy chỗ cạn hẹp tư lợi của hàng phàm phu, nhị thừa tuy tu hạnh mầu căn quả rất thấp kém.

Người tu tịnh nghiệp (pháp môn niệm Phật) nên ăn chay trường, nếu chưa được như thế, thì giữ thập trai, lục trai, tứ trai, ít nhất là nhị trai để lần bỏ hẳn việc ăn uống các thứ thịt của chúng sanh, mới là hợp lý. Nhị trai là các ngày rằm (15 âl), mùng một; tứ trai là các ngày ba mươi (nếu tháng thiếu là hai mươi chín) mùng một, mười bốn, rằm (15 âl), lục trai là các ngày mùng tám, mười bốn, rằm (15 âl) hai mươi ba, hai mươi chín và ba mươi (nếu tháng thiếu là hai mươi tám, hai mươi chín) nếu thêm vào các ngày mùng một, mười tám, hai mươi bốn, hai mươi tám thì thành ngày thập trai. Những tháng thiếu nên ăn trước một ngày. Lại tháng giêng, tháng năm, tháng chín là ba trai ngoạt, nên ăn chay trường và làm các việc công đức. Dù chưa ăn chay được cũng nên mua thịt cá đã làm sẵn, chớ làm việc sát sinh trong nhà, những người đã quy y Tam Bảo rồi mà vẫn còn ăn mặn, nên tập lần không giết hại mạng, cướp mạng chúng sanh thượng cầm, hạ thú, loài thủy tộc nữa. Nếu mỗi ngày sát sinh thì cái nhà ấy trở thành lò sát sinh, là chỗ của oan hồn yểu tử tụ hội, không được an lành. Cho nên sát sanh trong nhà là đều rất cấm kỵ.

Người tu tịnh nghiệp (pháp môn niệm Phật) khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây phương, Muốn cho cha mẹ khi lâm chung quyết định được vãng sanh, thì phải dặn trước người quyến thuộc về cách trợ niệm và chớ nên khóc lóc cùng bày vẽ những điều mê tín dị đoan vô ích. Lại lúc sinh thời phải vì cha mẹ giảng rõ sự lợi ích của Pháp môn niệm Phật khiến cho song thân thường niệm không quên. Thế thì cha mẹ chẳng những được lợi ích, mà quyến thuộc hiện tại hoặc con cháu đời sau cũng được ảnh hưởng giải thoát an lành. Về phương pháp trợ niệm khi lâm chung, không luận già trẻ đều phải làm đúng như thế.

Đối với những nữ sĩ tu pháp môn niệm Phật, hoặc không tu có gia đình, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đến bảo sanh viện không kịp thời, khi sắp sanh thường đau khổ không kham. Có khi vài ngày sanh không được, hoặc chết vì khó sanh. Có người tuy sanh được hưng lại bị huyết băng và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Đứa con sinh ra thì bị các chứng, nạn kinh phong…cho nên người nữ lúc sinh sản, nên chí thành khẩn thiết niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi niệm cần phải to tiếng, không nên niệm thầm, vì niệm thầm do lực kém, nên sức cảm ứng cũng kém. Lại trong lúc ấy sản phụ đang dùng sức sanh đứa bé, nếu niệm thầm thì bị ép nín hơi phải mang bệnh khác (Lời dạy của Đại Sư rất có khoa học). Nếu chí thành khẩn thiết mà niệm quyết không có sự đau đớn, khó sanh, huyết băng, đứa con sẽ khỏi bệnh kinh phong và các chứng nguy hiểm khác. Dù gặp trường hợp khó sanh, có nguy hiểm đến tánh mạng, sản phụ cùng những bà hộ sanh, cũng phải đồng to tiếng niệm Quán Thế Âm Bồ tát. Người quyến thuộc tuy ở nơi khác, đều phải vì sản phụ liền được yên ổn mà sanh. Kẻ ngoại đạo không rõ lý này, chấp chặc một việc cung kính, chẳng biết căn cứ theo sự mà luận lý, khiến cho mấy bà lão niệm Phật xem việc sanh sản là việc đáng sợ, cho đến dâu con của mình sanh cũng không dám qua săn sóc, huống chi là vì niệm Quan Âm? Nếu biết Bồ tát lấy sự cứu khổ làm lòng, lúc sanh sản tuy lõa lồ không sạch, nhưng dó là việc dĩ nhiên không phải tự ý buông lung, nên niệm đã không có tội lỗi, mà lại khiến cho sản phụ gieo trồng căn lành. Nghĩa này trong kinh Dược Sư đã có nói, không phải tự tôi đưa ra điều ức kiến riêng tư. Ấn Quang này chỉ là người đề xướng mà thôi.

Người nữ từ mười hai, mười ba tuổi đến bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi đều có kinh nguyệt. Có người bảo: Trong lúc kinh nguyệt, chẳng nên lễ bái trì tụng. Lời này rất không hợp tình lý. Thời kỳ có kinh, mau thì hai ba ngày, lâu đến sáu bảy ngày mới dứt, người nữ tu trì cần phải niệm Phật không xen bỏ, đâu nên vì một chút bệnh nhỏ thiên nhiên mà bỏ lãng thời tu niệm? Khi có nguyệt kỳ chỉ nên lễ bái ít – Lễ bái ít chớ chẳng phải tuyệt nhiên không lạy, Còn sự tụng niệm kinh Phật đều chiếu theo lệ thường. Nên thường thay giặt quần áo, phải rửa tay cho sạch sẽ, đừng dùng tay dơ mà lần chuỗi, lật kinh và đốt hương. Trong Phật pháp đều viên thông, hàng ngoại đạo chỉ chấp một bên lý, người đời phần nhiều ưa tin ngoại đạo và tà kiến nên không được thấm nhuần lợi pháp (An Quang Đại Sư). Tổn hại chúng sanh vô cùng. lại còn phân biệt nam chướng ít, nữ nhân nghiệp chướng dẫy đầy, suy niệm ngược lại với giáo pháp từ bi bình đẳng của Phật.

Lời dạy của Ấn Quang Đại sư



Các tin tức khác

Back to top