Để được xem là hành vi giải cứu, cần phải đáp ứng 4 điều kiện. Các điều kiện đó là: con thú gặp nạn phải căng thẳng, đau khổ; con thú hiệp sĩ cứu nguy phải tự chấp nhận đưa mình vào chỗ nguy hiểm; hành động của con thú hiệp sĩ cứu nguy phải thích nghi với tình hình tại chỗ của con thú gặp nạn; và phải không có lợi ích tức khắc nào hay phần thưởng nào cho con thú hiệp sĩ cứu nguy.
Trường hợp này, các nhà khoa học nói, con heo rừng cái đã đáp ứng cả 4 phương diện trên. Bản báo cáo viết, hành vi cứu nguy khác với các hình thức khác của sự giúp đỡ trong các tổ chức phức tạp.
Hình ảnh heo rừng trong Phật giáo
Trong Phật giáo, giữ truyền thống không sát sanh, nên trong giới luật không cho giết bất kỳ sinh vật nào. Trong Truyện Bản Sanh, Tundila Jataka (#388), có kể về một kiếp trước của Đức Phật: lúc đó, Bồ Tát là một con heo rừng.
Một hôm, Bồ Tát (lúc đó là một heo rừng) cùng với mẹ và một em heo đang nằm trong một cái hố, thì một cụ bà chống gậy đi tới gần. Heo mẹ kinh hoàng khi nghe tiếng gậy gõ trên mặt đất, đã phóng chạy, để lại 2 con heo nhỏ phía sau. Cụ bà cảm thấy thương xót 2 heo con, đặt vào giỏ và đưa về nhà nuôi như nuôi trẻ con.
Khi 2 heo nhỏ này lớn lên và mập ra, nhiều người đòi mua đều bị cụ bà từ chối, không chịu bán. Cho tới một hôm, trong một lễ hội, khi vài người đàn ông hết thịt, và muốn có thịt ngay. Sau khi bị cụ bà liên tục không chịu bán, những người đàn ông này mời cụ bà uống rượu cho tới say mèm, và rồi cụ bà đồng ý bán heo em của Bồ Tát.
Cụ bà đổ cơm vào máng và gọi heo em của Bồ Tát tới ăn. Khi heo em thấy những người đàn ông lạ cầm dây thòng lọng đứng gần máng, heo em biết là sắp chết, nên chạy tới heo anh (tức Bồ Tát, tiền thân Đức Phật) và đứng run sợ.
Bồ Tát nói với heo em rằng đó là số phận của tất cả các con heo do người nuôi, do vậy ngài không thấy đau đớn, mà chấp nhận định phận một cách an vui. Rồi Bồ Tát giảng cho heo em về tâm từ vô lượng, lúc đó âm thanh của ngài vang khắp cõi nước, mọi người đều nghe rõ.
Bài giảng của ngài rất thanh tịnh và thuần khiết tới nỗi nhiều người búng ngón tay và vẫy khăn khen ngợi. Nhà vua cho triệu tập 2 heo này tới lâu đài và đối xử như 2 con trai của vua, cho mặc trang phục và mang châu báu.
Bồ Tát trở thành vừa là một thẩm phán, vừa là một cố vấn tinh thần. Sau khi nhà vua từ trần, Bồ Tát viết một cuốn sách về công lý, sách này được cõi nước này tuân phục trong 60 ngàn năm, và rồi Bồ Tát lui về rừng cùng với heo em để sống những ngày cuối đời.
Đức Phật giải thích rằng con heo em kia là tiền thân của một trong các môn đệ của Đức Phật. Vị này có nỗi sợ dày đặc về cái chết. Nhà sư này đã bỏ chạy, run rẩy mỗi khi nghe những tiếng động nhỏ, như là tiếng một cây gậy rơi hay là tiếng con chim hót. Khi Đức Phật nghe các môn đệ của ngài nói về nỗi sợ của nhà sư kia, Ngài mới kể chuyện này, để họ biết rằng đó không phải lần đầu tiên vị sư kia có nỗi sợ chết.
Nhà vua kia là tiền thân của Ananda, một trong những môn đệ hàng đầu của Đức Phật. Và đám đông từng nghe bài giảng của Bồ Tát nơi kiếp trước về tâm từ vô lượng bây giờ là các học trò của Đức Phật.
Ghi chú:
(1) Bản tin trên Business Insider: https://www.businessinsider.com/wild-boar-rescued-two-piglets-from-a-trap-2021-9