Nghèo khổ bố thí là khó

9/11/2021 12:08
Người nghèo khổ được định nghĩa người thiếu thốn về sở hữu tài sản, vật chất tiền bạc. Về vật chất, họ không đủ cơm ăn áo mặc, nợ nần. Về tinh thần, họ khó mở rộng tấm lòng nhân ái.
Còn bố thí là hình thức ban cho cùng khắp rộng rãi với tinh thần cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ, ban, hiến, tặng và cuối cùng là cúng dường một cách tự nguyện với lòng tôn kính. Nó đòi hỏi người cho phải giàu có dư dả nhiều tiền của.
 
Hình thức bố thí với người bình thường thì ta dùng từ cho, giúp đỡ, hiến, tặng. Với người có địa vị cao trong xã hội thì ta dùng từ kính tặng hay kính biếu. Với cha mẹ ông bà hoặc thầy tổ, thầy cô giáo thì ta dùng từ cúng dường. Cũng là từ bố thí nhưng tùy theo vị trí và chức năng địa vị trong gia đình và xã hội mà ta dùng từ ngữ có khác nhau để tỏ lòng cung kính và tôn trọng.
 
Đằng này, người nghèo khổ dù thiếu thốn nhưng vẫn biết làm việc bố thí thì còn gì đáng khích lệ cho bằng. Nó nói lên ý nghĩa cao cả của lòng từ bi rộng lớn bằng tình người trong cuộc sống, nó nói lên thái độ không oán trách, không than vãn, không đổ thừa hoàn cảnh, thể hiện lòng vị tha với sự bao dung và độ lượng, bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
 
Nhà Nho thường nói: “Bần cùng vô oán nan” (nghèo khó không oán là khó). Câu nói này chưa hàm súc đầy đủ ý nghĩa của cái gọi là khó như lời dạy của Đức Phật. Nghèo khổ mà biết bố thí, vừa bao hàm thái độ không trách oán, không đổ thừa, vừa nói lên được thái độ bao dung, độ lượng và hy sinh. Thật đúng là: “Nghèo của nhưng không nghèo lòng”.

St

Các tin tức khác

Back to top