Đến ngày 15 tháng giêng âm lịch, người dân lại hoan hỷ vui mừng, đến chùa dâng hương cúng Phật, sắp lễ tại bàn thờ gia tiên để cầu gia đạo bình an và may mắn. Không khí của ngày rằm tháng giêng này thật không khác gì những ngày còn trong Tết, là một điểm nhấn quan trọng trong dòng chảy văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Ý nghĩa gốc ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Rằm tháng giêng là một ngày lễ quan trọng của người Việt, đặc biệt là người theo Phật giáo. Cứ vào ngày này, người ta lại sắp lễ đến chùa để cúng dường, cầu mong sự may mắn, bình an. Rằm tháng Giêng có thể được xem như sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa bản địa của người Việt, tạo nên một nét văn hóa độc đáo. Thế nhưng, ít ai biết được ý nghĩa thật sự của ngày rằm quan trọng này trong đạo Phật.
Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Theo truyền thống Phật giáo, đặc biệt là các nước Phật giáo Nam truyền, ngày rằm tháng Giêng là ngày tụ hội của 1.250 vị Thánh Tăng tại Tịnh xá Trúc Lâm nên còn được gọi là ngày Đại hội Thánh Tăng. Trong ngày này, Đức Phật đã kêu gọi các đệ tử nhập thế để phụng sự nhân sinh vì mục đích mang lại phúc lợi số đông và an lạc nhân loại. Nên ngày này, cộng đồng Phật giáo thế giới sẽ hội họp lại để nhắc nhở nhau và cam kết sẽ làm theo lời Phật, phụng sự nhân sinh và sống tốt đời đẹp đạo.”
Các tin tức khác
- Để kinh Phật bừa bãi, quả báo thành bệnh (19/02/2022 8:32)
- Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt (19/02/2022 8:31)
- Quả báo thông ba đời, chuyển biến do tâm (19/02/2022 8:30)
- Tĩnh tâm khi ăn uống cũng là tu (18/02/2022 12:10)
- Câu chuyện nhân quả (18/02/2022 12:04)
- Tâm và cảnh (17/02/2022 8:03)
- Niệm Phật là vua trong các Pháp (17/02/2022 8:01)
- Kinh Bách Dụ: Nước và lửa (17/02/2022 7:59)
- Sao ngày tết thời gian trôi qua nhanh? (16/02/2022 8:22)
- “Tiếc phước” một trong những phương pháp cải tạo vận mạng (16/02/2022 8:19)