Tâm vô thường

19/03/2022 12:33
Loại tâm mà chúng ta thường chung sống và hiểu lầm là “tâm của tôi”: Tâm tôi vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế kia… vốn dựa vào chấp ngã và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là Tâm vô thường. Tâm này thực sự không phải là bản chất thật của chúng ta. Vì chúng ta nhận nhầm mình khổ, mình vui, tự đồng hoá mình với những cảm xúc sinh diệt nên đã thăng trầm cùng nó. Phật dạy rằng như thế khác gì nhận lầm giặc làm con, dùng cát mà mong nấu thành cơm. Thật là đáng buồn.

Nếu chúng ta không hiểu được bản chất thực sự của tâm thì không thể nào đạt được hạnh phúc chân thật và thành tựu rốt ráo trong tu tập. Chúng ta cứ mãi sống trong ảo tưởng, trôi lăn trong luân hồi mà không hề biết mình là ai, tại sao mình có mặt trong cuộc đời này.
Bởi vậy, chúng ta cũng cần phải học để hiểu phạm trù tâm phàm này. Một cách đơn giản, tâm phàm tình là tâm mà chúng ta cảm nhận về hạnh phúc, khổ đau hay trung tính, tức cảm nhận chẳng hạnh phúc cũng không đau khổ.
Theo đó, tâm mà chúng ta cảm nhận về hạnh phúc là tâm Tham, tâm mà chúng ta cảm nhận về sự bực tức, bất mãn, khổ đau là tâm Sân, còn tâm trung tính xuất hiện khi chúng ta không cảm thấy vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ là tâm Si. Đó không phải là chân tâm của mình như chúng ta vẫn đang lầm tưởng.

 

Nhiều lúc chúng ta tưởng mình bình an không vướng bận tham, sân, nhưng thực ra khi đó, ta vẫn có sự chấp trước ngấm ngầm vào một “cái tôi” và cảnh sống. Tâm mờ mịt 'trung tính' như vậy là nơi khởi phát của tham và sân, vì vậy trạng thái tâm si này cũng rất nguy hiểm.

Nhận ra được sự thật này là bước đầu tiên chúng ta cần làm để có thể đạt được sự tư do, giải thoát thực sự. Để trải nghiệm về tâm thanh tịnh, chúng ta cần thực hành tu tập, đây là cốt tủy thực hành của Đạo Phật.


St


Các tin tức khác

Back to top