16/04/2022 11:54
Ngũ dục cũng còn được gọi là "ngũ độc tiễn" tức năm mũi tên độc hại do đó chúng ta cần phải cảnh giác. Hơn nữa đó là "cái bẫy" không chỉ chúng sinh ở cõi ta bà này mà còn đối với cả chư thiên ở cõi Trời.
Đúng là ai chẳng mong cầu có tiền tài, sắc đẹp, danh vọng địa vị, ăn uống thoải mái và ngủ nghỉ tự do nhưng phải hiểu rằng tùy theo phước báo của mỗi người mà sự hưởng thụ này có giới hạn nhất định. Việc hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu cần thiết không có gì là sai nhưng đừng quá tham lam, phải biết đâu là điểm dừng.
Một đời sống có ý nghĩa và giá trị khi có an vui từ trong tâm, không quá lệ thuộc vào phương tiện vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để nuôi sống chúng ta.
Phật vẫn khuyến khích chúng ta làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng. Tức là mỗi cá nhân vẫn cần siêng năng, chăm chỉ, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Phật vẫn khuyến khích chúng ta làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng. Tức là mỗi cá nhân vẫn cần siêng năng, chăm chỉ, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Nhưng bên cạnh đó Ngài răn chúng ta nên giảm bớt ham muốn quá đáng, tham cầu trong khả năng của mình, biết tiết độ trong mọi nhu cầu để có sự an lạc thảnh thơi, mà không bị những lo lắng, thất vọng, sợ hãi… vì sự vô độ đang làm mình phiền não, khổ đau.
Lời Phật dạy về Ngũ dục tập trung vào việc điều hướng chúng ta cần biết đủ, có nghĩa là cần ý thức về việc tiết chế, biết điều hòa để có được sự thảnh thơi an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, nhờ đó tránh được những hệ lụy do nỗi phiền muộn của sự tham muốn quá độ gây nên.
Giàu có về tinh thần chính là sự giàu có thực sự, khi đó ta bình an, tâm trong sạch, mang tới nhiều phước đức. Hạnh phúc là xem nhẹ những ham muốn vật chất, vượt qua sự lo lắng sầu muộn của thế gian, và bằng lòng với những gì đang có hiện tại.
Ngoài ra, Phật giáo luôn khuyến khích chúng ta làm các việc thiện cũng là cách để tập trung vào điều tốt, hạn chế việc dành thời gian cho những việc không mang tới sự an lạc đích thực. Vì vậy, mỗi ngày làm một việc thiện là một trong những cách tốt nhất để tích gom phước đức, khai mở cánh cửa trí tuệ.
Mặc dù điều đó cần phụ thuộc vào môi trường, điều kiện của mỗi người, người nghèo cũng có cách làm việc thiện riêng, nhưng chiều sâu của mọi việc thiện không phải cân đo đong đếm bằng tiền, bạn chỉ cần làm bằng cái tâm của mình là đủ.
Thực ra không cần theo đuổi hình thức, người nhỏ làm việc nhỏ, không cần so đo tính toán, không vì cuộc sống tương lai, không vì hưởng thọ kết quả, chỉ vì một ý niệm cầu thiện, như vậy là đã có phước báu rồi.
Thực ra không cần theo đuổi hình thức, người nhỏ làm việc nhỏ, không cần so đo tính toán, không vì cuộc sống tương lai, không vì hưởng thọ kết quả, chỉ vì một ý niệm cầu thiện, như vậy là đã có phước báu rồi.
St
Các tin tức khác
- Giữ gìn con mắt trong (15/04/2022 12:11)
- Bài học đi tìm hạnh phúc: Niềm vui từ chính bản thân (15/04/2022 12:03)
- Lòng từ bi là một nhân tố quan trọng (15/04/2022 11:58)
- Không hơn thua (14/04/2022 12:27)
- Tập tha thứ (13/04/2022 1:10)
- Hãy cải tâm để trở nên tốt hơn (13/04/2022 1:07)
- Dù thân bệnh nhưng đừng để tâm bệnh (12/04/2022 12:11)
- Buông xả (12/04/2022 12:09)
- Khởi đầu vào cửa Thánh: không lệ thuộc xã hội và thiên nhiên (12/04/2022 11:59)
- Buông xả bằng tình thương (11/04/2022 7:40)