Tôi biết là chúng ta đã có câu trả lời. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm. Đầu tiên là ta phải làm thế nào để nói cho được: “Tôi xin lỗi. Vì vô minh, vì thiếu chánh niệm, vì thiếu khéo léo mà tôi đã làm cho anh bị tổn thương. Tôi sẽ cố gắng hết sức để hiểu và thông cảm hơn. Tôi sẽ không nói với anh những điều như thế nữa. Tôi không muốn làm anh tổn thương”. Đôi khi chúng ta không có chủ tâm làm cho người kia bị tổn thương nhưng vì ta không đủ chánh niệm và khéo léo nên đã làm người khác đau khổ. Vì vậy thực tập chánh niệm trong đời sống hằng ngày là rất quan trọng, nhờ đó chúng ta có khả năng sử dụng ngôn ngữ hòa ái để không làm tổn thương người khác.
Điều thứ hai mà ta có thể làm là cố gắng biểu hiện những điều tốt đẹp nhất về bản thân mình, những đức tính tốt, những bông hoa tươi đẹp để chuyển hóa bản thân. Đây là cách duy nhất mà ta có thể dùng để chứng minh những gì ta vừa mới nói. Khi chúng ta trở nên tươi mát và dễ chịu, người kia sẽ sớm nhận ra được. Sau đó, khi có cơ hội đến gần người kia, ta đến như một bông hoa tươi mát và người kia sẽ nhận ra ngay. Có thể chúng ta không cần phải nói gì cả. Chỉ cần nhìn cách ta thay đổi thì người kia sẽ chấp nhận và tha thứ cho ta. Ta làm theo những gì ta nói chứ không phải là những lời nói suông.
Các tin tức khác
- Chữa lành tâm hồn bằng thái độ sống tích cực (23/05/2022 7:55)
- Bình tâm trong mọi hoàn cảnh (23/05/2022 7:51)
- Cuộc sống của dân tộc Kogi tại Nam Mỹ (23/05/2022 7:43)
- Tới được chân linh thỉnh Phật, Bồ-tát hiện thân độ đời (22/05/2022 12:30)
- Buông xả mọi gánh nặng cuộc đời (21/05/2022 11:45)
- Đức Phật nơi đáng quy ngưỡng (21/05/2022 11:42)
- 8 lời khuyên của Phật giáo để đối phó với sự tức giận (20/05/2022 1:10)
- Suy tư về tuổi già (20/05/2022 12:01)
- Thế nào là bạn tu tốt? (19/05/2022 12:48)
- Hãy tốt bụng, ngay thật, suy nghĩ tích cực, sẵn sàng tha thứ những người gây ra sai trái cho mình (19/05/2022 12:45)