Ta hiểu vậy nên ta không trách móc cây cải xà lách.
Thế mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, ta lại hay trách móc đổ lỗi cho nhau. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau kỹ lưỡng thì chúng ta cũng không mọc lên được tốt tươi như những cây xà lách vậy. Cho nên trách móc qua lại không có lợi ích gì hết. Chỉ cần hiểu là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình hiểu được và mình thương được là tình thể thay đổi ngay tức khắc.
Trong một khóa tu ở Paris, một hôm tôi nói pháp thoại về cây cải xà lách. Sau khi pháp thoại tôi đi thiền hành một mình. Khi đi ngang qua một góc vườn, tôi nghe một em bé gái tám tuổi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho con nhé!" Tôi rất vui khi thấy em bé hiểu tường tận ý của tôi. Sau đó tôi nghe bà mẹ trả lời: "Đúng rồi mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên rằng mẹ cũng là cây xà lách của con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới cho nó nhé!" Thật đẹp thay khi cả mẹ và con đều cùng thực tập.
HT. Thích Nhất Hạnh
Các tin tức khác
- “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” có nghĩa là gì? (17/03/2023 8:13)
- Hậu quả của việc tin vào lời nói sai sự thật? (15/03/2023 8:34)
- Điều chỉnh cảm xúc bằng nụ cười (15/03/2023 8:32)
- Sống ở đời phải học cách vị tha (15/03/2023 8:14)
- Thần tượng sụp đổ (14/03/2023 8:23)
- Lỗi lầm lớn nhất của một người là gì? (14/03/2023 8:21)
- Chánh niệm và lo âu (14/03/2023 8:10)
- Điều phi đạo thứ nhất: Chơi bời bài bạc (14/03/2023 8:09)
- Chúng ta thờ cúng hình Phật và Bồ tát như thế nào mới đúng? (13/03/2023 8:24)
- Cách trả nợ cho cuộc đời hiệu quả nhất (13/03/2023 8:19)