Điều tối kỵ nhất của người trì giới thanh tịnh là gì?

17/10/2023 5:39
Trì giới là việc của mình, bê bối là việc của người, đàng hoàng là chuyện của mình. Lôi thôi là chuyện của người. Nhưng mình phải có tâm trí lớn, sự kiên trì lớn, có tuệ giác lớn để gần gũi những người không đàng hoàng mà hình vẫn đàng hoàng, gần gũi những người không thanh tịnh mà mình vẫn thanh tịnh.

Mình giữ giới để có cái tâm khiêm cung. Cho nên cái đức của giới đưa chúng ta tới sự khiêm cung trong việc tu hành.

Bởi vì giới mình giữ đó là mình tự giác giác tha, tự lợi lợi tha, đó hoàn toàn thuộc về mình chớ có chi phải khinh thường người khác.

Mình chỉ có thương người khác là vì giới lợi ích như vậy mà họ không giữ, không thọ trì, mình thương ai thì mình hạnh phúc, mình ghét ai thì mình đau khổ, chớ người bị ghét chưa chắc gì họ đau khổ.

Cho nên mình giữ giới thanh tịnh thì mình được. khi được rồi phải nuôi cái được đó bằng sự khiêm cung, không khinh người phạm giới, không khinh người sứt mẻ giới, không khinh những người không có giới.

Bởi vì không khinh thường, không có tâm kiêu ngạo với họ, mình mới gần gũi được họ thì mình mới nói những gì cần nói để giúp họ đứng lên từ sự sứt mẻ của họ để trở thành hoàn hảo.

Mình thân cận họ mình mới nói được những lợi ích của giới từ cạn tới sâu, thấp lên cao, hẹp tới rộng thì từ từ nó thẩm thấu rồi người ta bắt đầu thấy lợi ích của giới và họ Khởi tâm cầu thọ

Còn mình khinh họ làm sao mình gần họ, không gần họ thì làm sao giúp họ thấy được giá trị hữu ích của giới. Cho nên điều tối kỵ nhất của người trì giới thanh tịnh tự cho mình có thanh tịnh giới mà coi thường người phạm giới, không có giới, sức mẻ giới. Đó là điều tối kỵ của người trì giới thanh tịnh. 

Bởi vì khi khinh người thì chính tâm hạnh của mình đã không thanh tịnh rồi nói gì đến thanh tịnh giới. Hiểu được, sống được yên ổn, ở đâu cũng yên ổn đến với ai cũng an toàn sống với ai cũng an lạc. Bởi vì vị trì giới không có đối tượng để xung khắc. Đó là vị trì giới thanh tịnh

Thử hỏi có ai trì giới thanh tịnh bằng Đức Phật về mặt đạo đức, về mặt giới pháp, tuệ học, tuệ giác, từ bi, phước đức.

Đức Phật đi khất thực mỗi ngày đi từng nhà, không vì giàu mà khất thực, không vì nghèo mà bỏ, không vì nghèo mà khất thực, không bỏ người giàu, thứ đệ khất thực một cách bình đẳng.

Đối với người giàu Đức Phật đến giúp họ tăng trưởng thêm cái giàu có từ hữu lậu đến vô lậu, đối với người nghèo đức Phật khất thực để giúp họ đứng dậy từ nơi nghèo khổ để có phước báu hữu lậu để bước đến đời sống vô lậu. Người trí kẻ ngu Đức Phật cũng giáo hóa.

Đối với người sức mẻ giới Đức Phật cũng tìm cách làm cho họ lành lặn trở lại. Đối với người căn bản giới phá hủy, Đức Phật khuyên họ giữ giới tín tâm. Còn tín tâm là còn hy vọng, mất tín tâm là mất hết hy vọng và cơ hội.

Khi ở gần những người không thanh tịnh, cái thanh tịnh của mình làm chướng ngại cái không thanh tịnh của người kia, chỉ cần mình có đó thôi là sự không thanh tịnh của họ bị chướng ngại và họ trở lại sự thanh tịnh hoặc là cái không thanh tịnh của họ giảm bớt đi. Còn không có mình nơi đó thì cái không thanh tịnh của họ tăng lên từ 1 đến 10, 10 đến 100, rồi 100 đến 1000...và cuối cùng đoạ vô gián địa ngục. 


HT. Thích Thái Hòa

Các tin tức khác

Back to top