Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành, truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm hơi thở ra vào. (1 chuông)
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào là tu hành niệm Hơi thở ra vào sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn; các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?
Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:
- Căn bản các pháp là do Như Lai nói. Cúi mong Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo nghe lời Thế Tôn rồi, sẽ thọ trì. (1 chuông)
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt rộng điều này.
Các Tỳ-kheo đáp:
- Xin vâng, Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo vâng lời dạy rồi, Thế Tôn bảo rằng:
- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết-già buộc niệm trước mặt, không có tưởng khác, chuyên nhất niệm Hơi thở ra vào. Hơi thở ra vào nghĩa là nếu lúc hơi thở dài, cũng nên quán biết “Tôi đang thở dài”; nếu lại hơi thở ngắn, cũng nên quán biết “Tôi đang thở ngắn”; nếu hơi thở cực lạnh, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở lạnh”; nếu hơi thở lại nóng, cũng nên quán biết, “Tôi đang thở nóng”. Quán khắp thân thể từ đầu đến chân, đều nên quán biết. Nếu hơi thở lại có dài ngắn, cũng nên quán hơi thở có dài có ngắn. Dụng tâm giữ thân, biết hơi thở dài ngắn gì cũng đều biết cả, hơi thở ra vào phân biệt rõ ràng, nếu tâm giữ thân, biết hơi thở dài ngắn cũng lại biết hết. Ðếm hơi thở dài ngắn phân biệt hiểu rõ. Như thế, này các Tỳ-kheo, gọi là niệm hơi thở ra vào, sẽ được danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, sẽ có thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Hơi thở ra vào, sẽ được các công đức lành này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm. (3 chuông).
Trích soạn từ: Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng Nhất A-Hàm - Tập 1, phẩm Quảng Diễn, Bài kinh số 8, tr. 57-59, Hòa thượng Thích Minh Châu, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội năm 2005
Các tin tức khác
- Giữ tâm trí thanh tịnh (26/10/2023 8:18)
- Người an tịnh đi trên con đường trung đạo (26/10/2023 8:12)
- Khuyên cha mẹ niệm Phật chính là đại hiếu (26/10/2023 8:10)
- Sự thù thắng của việc cúng dường nước hằng ngày cho Phật (25/10/2023 8:12)
- Đừng để bị vướng lại trong những tâm niệm bất an của chính mình (25/10/2023 7:58)
- Phẫn và hận - gốc rễ của đấu tranh (25/10/2023 7:55)
- Kiếp người ngắn chỉ tày gang (24/10/2023 6:15)
- Tại sao “thọ lạc” cũng là khổ? (24/10/2023 5:59)
- Phật dạy niềm vui nhờ thí xả (24/10/2023 5:54)
- Người tu đúng pháp phải tiêu mòn cái ngã (23/10/2023 8:15)