Để được cháy lên ngọn nến phải trả giá bằng cả sinh mạng của nó. Không thể khác.
Nếu sợ phai tàn, ngọn nến sẽ không cháy lên được một lần nào cả. Nếu mãi lo âu về cái chết, con người sẽ không thể yên tâm sống trọn vẹn được một ngày nào.
Cái chết như một điều khoản bắt buộc kèm theo mà con người đã thỏa thuận với thời gian nếu muốn được bước qua cánh cửa sinh và nhận lấy cho mình một kiếp sống. Có sinh phải có diệt.
Ngày bước chân qua cánh cửa sinh để bắt đầu một kiếp sống mới thì cũng chính là ngày con người bắt đầu bước chân vào cuộc hành trình chết đi của mình, chết đi mỗi ngày, như ngọn nến, cháy lên để tàn và tàn để được cháy lên.
Khi tham gia vào một cuộc chơi dù là người thắng hay người thua cuối cùng tất cả đều phải rời khỏi đó, nhưng không phải vì sẽ rời khỏi đó mà chúng ta không nỗ lực trong suốt thời gian tham gia cuộc chơi. Cuộc sống cũng vậy.
Nếu biết được những khó khăn đang đối diện hiện tại là kết quả đến từ những lần chính mình đã động niệm sân si ngày trước, thì nhất định đã không có ai phải mệt mỏi oán trách nhiều đến vậy.
Mong người luôn an !
St
Các tin tức khác
- Cuộc đời vô thường (29/10/2023 8:24)
- Bản chất các pháp trong thế gian vốn rỗng lặng (29/10/2023 8:16)
- "Tiền tài là năm nhà cùng hưởng” (29/10/2023 8:05)
- Khi nhận ra tấm thân này là vô thường (28/10/2023 8:12)
- Hãy nương tựa vào mình (28/10/2023 8:06)
- Kham nhẫn và điều hoà (28/10/2023 8:04)
- Ăn chay uống mật ong được không? (27/10/2023 8:19)
- Khi lâm chung cần có đủ ba điều kiện gì? (27/10/2023 8:15)
- Bài kinh: Niệm hơi thở đoạn trừ loạn tưởng (27/10/2023 8:12)
- Giữ tâm trí thanh tịnh (26/10/2023 8:18)